Nhiều quốc gia châu Á đón năm mới theo dương lịch nhưng cũng có một vài nơi đóng Tết cả theo âm lịch nên các sự kiện ăn mừng năm mới tại châu lục này có thời điểm sẽ diễn ra vào tháng 2 hoặc tháng 3 trong năm thay vì tháng 1 như nhiều nước phương Tây.
Ở mỗi quốc gia châu Á sẽ có những cách đón năm mới khác nhau, bao gồm lễ hội ném bóng nước hay xua đuổi tà ma. Dưới đây là 6 phong tục đón năm mới đặc trưng ở châu Á:
Năm mới ở Trung Quốc
Theo truyền thuyết, Tết Nguyên đán tại Trung Quốc bắt đầu bằng cuộc chiến chống lại một con thú thoại có tên "Nian" - một sinh vật giống như con bò đực lai sư tử xuất hiện ở Trung Quốc vào đêm giao thừa. Vì quái vật này sợ lửa, tiếng động lớn và màu đỏ, dân làng đã bao phủ những ngôi nhà của họ bằng màu đỏ và đốt pháo để xua đuổi nó.
Người Trung Quốc thường tổ chức múa sư tử dịp Tết Nguyên đán.
Đến nay, người Trung Quốc vẫn ăn mừng năm mới dựa trên truyền thuyết này. Họ treo đèn lồng đỏ và múa sư tử khắp trên đường phố. Sau đó, họ ăn các món ăn truyền thống như mì trường thọ, tượng trưng cho cuộc sống lâu dài, và tặng trẻ em những phong bao lì xì như một lời chúc may mắn năm mới.
Năm mới ở Hàn Quốc
Người Hàn Quốc kỷ niệm ngày đầu tiên của năm âm lịch bằng cách mặc hanbok (trang phục truyền thống) của họ và tụ tập cầu để thực hiện một nghi lễ cầu bình an và sức khỏe. Sau đó, người Hàn Quốc sẽ ăn eumbok (những món ăn trong nghi lễ) với hy vọng nhận được phước lành từ tổ tiên.
Người Hàn Quốc mặc hanbok truyền thống dịp năm mới.
Sau bữa ăn, những người trẻ sẽ bày tỏ sự kính trọng với người lớn tuổi bằng một cái cúi đầu (cúi đầu) và nhận được sebaedon (lì xì năm mới của Hàn Quốc)
Năm mới ở Thái Lan
Bắt nguồn từ tiếng Phạn có nghĩa là vượt qua và hướng đến, lễ hội Songkran của Thái Lan báo hiệu sự khởi đầu của một năm mới tràn đầy năng lượng mặt trời. Ngày đầu tiên của lễ hội bắt đầu với "cuộc chiến" nước quy mô lớn, những người tham gia sẽ bắn súng nước hoặc ném bóng nước lẫn nhau. Tuy nhiên, đây không chỉ là một trò chơi cho vui. Người Thái Lan tin rằng nước sẽ giúp họ rửa sạch vận rủi, vì vậy việc ném nước vào người khác thực sự là một biểu hiện của sự tôn trọng và cầu chúc cho người đó.
Người Thái Lan tin nước sẽ giúp họ gột rửa vận xui.
Năm mới ở Bali (Indonesia)
Vào những ngày trước Tết theo nghi lễ của người Hindu, những người thờ phụng sẽ diễu hành qua các đường phố với hình nộm ma quỷ (ogah-ogah) và dùng vỏ dừa cháy để xua đuổi tà ma.
Một hình ảnh dịp lễ năm mới Nyepi ở Bali.
Sau đó, khi vào dịp lễ năm mới Nyepi đến, toàn bộ Bali sẽ đóng cửa. Chính quyền Bali cấm đèn, ô tô và nơi làm việc, người dân tại hòn đảo này sẽ dành cả ngày trong im lặng để tập trung nhìn nhận lại bản thân trong 1 năm qua. Một số người tin rằng sự yên tĩnh này sẽ đánh lừa các linh hồn rằng mọi người đã rời khỏi hòn đảo, với hy vọng rằng những vận xui năm cũ cũng sẽ vì thế mà rời đi.
Tết Tây Tạng (Lễ Losar)
Vào đêm Losar, người Tây Tạng thường chuẩn bị món súp bánh bao đặc biệt có tên guthuk, với các thành phần như ớt, gạo và than. Sau khi ăn no, họ chạy quanh làng, dùng pháo và đuốc rơm để xua đuổi ma quỷ.
Sáng hôm sau, các gia đình tại đây sẽ thức dậy từ sớm để đặt lễ vật cúng thần cho các vị thần trong điện thờ gia đình. Đồng thời, họ cũng treo những lá cờ cầu nguyện nhiều màu để kêu gọi hòa bình, từ bi và trí tuệ. Người Tây Tạng quan niệm, cơn gió thổi qua sẽ mang theo tâm nguyện mà họ gửi gắm dịp năm mới.
Tết Nguyên đán Việt Nam
Giống như Trung Quốc, dịp Tết Nguyên đán tại Việt Nam cũng là dịp để các gia đình xum vầy, đoàn tụ. Điều này có nghĩa là người Việt Nam thường làm những mâm cơm dịp Tết với gia đình và tưởng nhớ tới những người thân đã khuất. Những món ăn truyền thống trên mâm cơm Tết của người Việt Nam bao gồm bánh chưng, bánh giày với thịt lợn và canh măng.
Mâm cơm Tết của người Việt Nam không thể thiếu bánh chưng.
Người Việt Nam cũng mua các cành đào về trang trí nhà cửa để ngôi nhà của họ thêm màu sắc và tràn đầy sức sống trong dịp năm mới.
Minh Hạnh (T/h)