Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

5 loại vũ khí đáng gờm của Pakistan khiến Ấn Độ "toát mồ hôi"

(DS&PL) -

Theo chuyên gia quân sự Kyle Mizokami, Pakistan đã phát triển những công cụ tối tân, từ các nhóm khủng bố cho tới vũ khí hạt nhân, nhằm chống lại Ấn Độ.

Theo chuyên gia quân sự Kyle Mizokami, Pakistan đã phát triển những công cụ tối tân, từ các nhóm khủng bố cho tới vũ khí hạt nhân, nhằm chống lại Ấn Độ.

Dưới đây là 5 loại vũ khí nguy hiểm nhất của Pakistan mà có thể gây ra mối đe doạ cho Ấn Độ trong bối cảnh cấp bách:

Vũ khí hạt nhân của Pakistan

Tên lửa Shaheen-2 của Pakistan có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Ảnh: Reuters

Pakistan quyết định chế tạo kho vũ khí hạt nhân sau cuộc chiến tranh với Ấn Độ vào năm 1971 và được đưa vào kế hoạch triển khai trong năm 1974, khi Ấn Độ tiến hành thử nghiệm bom nguyên tử.

Chương trình hạt nhân tại Pakistan được chỉ đạo bởi tiến sĩ Han, người mà được coi là "cha đẻ của bom Pakistan" với đầy những bê bối. Vào năm 1998, Islamabad khiến cả thế giới phải sốc, khi cùng lúc kích nổ một số vũ khí hạt nhân với sức công phá từ 1 đến 36 kiloton.

Không có con số chính xác về vũ khí hạt nhân hiện có của Pakistan, nhưng theo đánh giá, nó có thể dao động từ 90 đến 110 đơn vị. Các đầu đạn hạt nhân của Pakistan có thể tiếp cận mục tiêu bằng hai cách: đó là bom hàng không và tên lửa đạn đạo.

Pakistan có hai tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn: "Gaznavi" và "Shahin". Hiện nay quốc gia này đang chế tạo thêm 2 tên lửa tầm ngắn "Abdali" và "Nasr".

Để thực hiện các cuộc tấn công tầm xa, Pakistan có một số lượng chưa thống kê được các tên lửa "Gauri-2" được bàn giao cho quân đội vào thập niên 90. Đó là tên lửa nhiên liệu lỏng một tầng đẩy và tầm bắn lên tới khoảng 2.000km.

Về lý thuyết, tên lửa này có thể phá huỷ 80% lãnh thổ của Ấn Độ. Có cả loại tên lửa đạn đạo tầm trung nhiên liệu rắn mới hơn là "Shahin-2" và có tầm bắn lên tới 2.000km.

Bất chấp Pakistan có kho vũ khí hạt nhân và các phương tiện vận chuyển chúng phong phú và đa dạng, không thể nói rằng chúng ổn định và được bảo vệ tốt. Vấn đề bảo quản vũ khí hạt nhân của Pakistan trong những bối cảnh có thể xảy ra đảo chính quân sự hoặc khủng bố khiến phương Tây và đặc biệt là Mỹ quan ngại.

Tiêm kích-ném bom JF-17 Thunder

 JF-17 Thunder. Ảnh: Getty

Chiếc tiêm kích đa năng một động cơ giá rẻ JF-17 Thunder là sản phẩm liên doanh giữa tập đoàn của Trung Quốc Chengdu Aircraft Industry (Công ty nghiên cứu chế tạo chiếc tiêm kích tàng hình J-20) và Tổ hợp hàng không Pakistan (Pakistan Aeronautical Complex).

Dự kiến sẽ có tổng cộng 200 chiếc JF-17 được chế tạo cho Không quân Pakistan với tính năng vượt trội hơn hẳn các máy bay Mirage-3, Mirage-5 và F-7. JF-17 sẽ phải trở thành lực lượng chủ lực của không quân tiêm kích Pakistan.

Về ngoại hình JF-17 giống với các máy bay tiêm kích hiện có của Không quân Pakistan, đặc biệt là giống Mirage-5 của Pháp và F-16 của Mỹ. Khó thể coi đó là sự trùng lặp, mà điều đó chứng tỏ rằng Trung Quốc đã nghiên cứu kỹ lưỡng cả hai chiếc tiêm kích nói trên.

JF-17 thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình tại Chengdu (Trung Quốc) vào tháng 8/2003, còn công tác chế tạo cỗ máy này được triển khai vào năm 2007.

JF-17 Thunder có nhiều chi tiết mang hơi hướng của các máy bay tiêm kích hiện đại như radar xung Doppler để phát hiện mục tiêu và không chiến, hệ thống tiếp nhiên liệu trên không, chỉ dẫn mục tiêu bằng laser để đối phó với các mục tiêu trên bộ, tổ hợp tác chiến điện tử hiện đại và buồng lái kính với các màn hình kỹ thuật số.

Chiếc máy bay này phần nhiều đã được hưởng lợi từ sự phát triển chóng mặt của ngành công nghiệp hàng không vũ trụ Trung Quốc, bởi vậy trong thời gian tới người ta dự định trang bị cho nó các động cơ mới, hệ thống hiển thị chỉ dẫn mục tiêu trên mũ phi công và não điện tử mạnh hơn.

Vũ khí để không chiến do Trung Quốc cung cấp là tên lửa không đối không tầm ngắn với hệ thống tự dẫn hướng bằng hồng ngoại PL-5 và PL-9, được gắn trên giá treo ở đầu mút cánh.

Để triển khai không chiến ngoài tầm nhìn, JF-17 được trang bị các tên lửa với đầu đạn tự dẫn chủ động PL-12 của Trung Quốc.

Có ít thông tin về vũ khí "không đối đất" của JF-17, nhưng nhiều khả năng đó sẽ là các loại bom không điều khiển, bom điều khiển laser, các ống phóng không điều kiển, các tên lửa điều khiển chính xác cao và tên lửa chống hạm.

Tầu ngầm lớp "Halid"

Ảnh: RT

Hải quân Ấn Độ vượt trội so với Pakistan gần như trong mọi chỉ số. Họ có số lượng nhân sự, tàu chiến và máy bay nhiều hơn. Và về phương diện kỹ thuật Ấn Độ cũng hơn hẳn Pakistan. Khí tài hiệu quả nhất trong thành phần Hải quân Pakistan là 3 chiếc tàu ngầm diesel - điện tấn công lớp "Halid".

3 chiếc tàu ngầm này có thể bảo đảm việc ngăn chặn được khu vực mà Hải quân Ấn Độ định thiết lập vòng vây Karachi và những cảng biển khác nếu nổ ra xung đột. Các tàu ngầm lớp Halid là phiên bản nâng cấp của các tàu ngầm diesel - điện "Agosta" do Pháp chế tạo.

3 tàu ngầm mang tên Halid, Saad và Hamza có kích thước không lớn lắm, choán nước của chúng chỉ vào khoảng 2.050 tấn. Vận tốc trên mặt nước là 12 hải lý, dưới nước vào khoảng 20 hải lý. Tất cả 3 chiếc tàu ngầm có động cơ đẩy độc lập với không khí, giúp chúng có thể hoạt động dưới nước lâu hơn ở những nơi chúng rất khó bị phát hiện.

Vũ khí của các tàu ngầm lớp Halid là các máy phóng ngư lôi đường kính tiêu chuẩn 533mm. Chúng có thể được sử dụng để phóng các ngư lôi ECAN F17 Mod 2 với đầu dẫn hướng chủ động cũng như bị động của Pháp.

Ngư lôi có thể mang đầu đạn 250kg tới khoảng cách tối đa 20km. Các mục tiêu ở khoảng cách xa sẽ bị tiêu diệt bằng tên lửa chống hạm nổi danh Exocet. Loại tên lửa phiên bản ngầm SM39 có tầm bắn lên tới 50km, còn trọng lượng đầu đạn là 165kg.

UAV

 UAV có tên "Uqab" của Pakistan. Ảnh: Sputnik

Pakistan sở hữu một UAV có tên "Uqab" với tầm hoạt động là 150km, còn thời gian bay lên tới 6 tiếng. Nó có thể đạt tới vận tốc 150km/h và được trang bị hệ thống định vị GPS, camera màu hoạt động ở chế độ thời gian thực, cũng như thiết bị quan sát vào ban đêm bằng cảm biến nhiệt.

Ngoài ra, Pakistan còn có UAV "Shahpar", cũng được sản xuất tại các nhà máy của Global Industrial Defence Solution, có kích thước lớn hơn và nhanh hơn. Nó lớn hơn "Ukab"khoảng 15%, vận tốc tối đa của nó là 150km/h.

Thời gian bay của "Shahpar" được nâng lên tới 7 tiếng, còn kênh chuyền dữ liệu giúp chuyền tín hiệu video trong thời gian thực trong khoảng cách lên tới 250km. "Shahpar" có khả năng tự cất, hạ cánh và bay nhờ hệ thống GPS.

Ấn Độ nên lo ngại về các UAV "Shahpar" và Ukab" bởi vì chúng là sự bổ sung lý tưởng cho các nhóm vũ trang quy mô không lớn, dù đó là các lính Ranger của Pakistan hay những phần tử của tổ chức "Lashkar-e-Taiba", nhằm mục đích thực hiện các hành động chống phá chống lại đồn biên phòng hoặc thành phố lớn nào đó.

Các UAV có thể sử dụng vào việc trinh sát những mục tiêu, yểm trợ bên sườn và bảo vệ, cũng như để tiếp nhận các dữ liệu trinh sát ở chế độ thời gian thực. "Shahpar" với tải trọng lên tới 50kg của mình có thể sử dụng để bí mật vận chuyển hàng hoá.

Các nhóm khủng bố

Lực lượng khủng bố gây ra một vụ nổ tại Pakistan. Ảnh: Getty

Vũ khí nguy hiểm nhất trong tay Pakistan được cho là các nhóm khủng bố. Mối nguy hiểm đối với Ấn Độ đó là những nhóm khủng bố này, đặc biệt nếu chúng chuẩn bị và thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào thường dân, thì điều đó sẽ khiến cho chính phủ Ấn Độ phải triển khai một cuộc tấn công báo thù Pakistan bằng quân sự.

Ngoài ra, chúng có thể khiến Ấn Độ phải áp dụng các biện pháp mà có thể đẩy hai nước vào một cuộc chiến tranh quy mô lớn. Ấn Độ có thể kích hoạt học thuyết quân sự phi hạt nhân của mình, mà theo đó quân đội Ấn Độ sẽ phải nghiền nát quân đội Pakistan, rồi sau đó nhanh chóng tiến vào Pakistan.

Trong tình huống đó, Pakistan có thể sử dụng vũ khí hạt nhân, Ấn Độ đáp trả tương tự, và đó sẽ là cuộc chiến hạt nhân giữa hai nước.

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Tin nổi bật