Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

4.000 tỷ đồng mua máy tính bảng: Tốn kém, không phù hợp

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Dự án chi 4.000 tỷ đồng mua máy tính bảng trang bị cho học sinh lớp đầu cấp 1 được đánh giá là tốn kém mà không phù hợp, mặt khác còn có nhiều hạn chế.

(ĐSPL) - Dự án chi 4.000 tỷ đồng mua máy tính bảng trang bị cho học sinh lớp đầu cấp 1 được đánh giá là tốn kém mà không phù hợp, mặt khác còn có nhiều hạn chế.

Dự án chi 4.000 tỷ đồng mua máy tính bảng cho học sinh lớp 1, 2, 3 đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận.

Phụ huynh sẽ phải chi gần 1.500 tỷ đồng nếu dùng SGKĐT

Dự án sách giáo khoa điện tử và máy tính bảng dành cho học sinh tiểu học lớp 1, 2, 3 với tổng kinh phí thực hiện thí điểm dự kiến 4.000 tỷ đồng vừa được đưa ra tại hội thảo “Đề án thí điểm mô hình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP HCM năm học 2014 - 2015” đã khiến dư luận, đặc biệt là các bậc phụ huynh cũng như chuyên gia về tâm lý, giáo dục lo lắng.

Theo đề án này, lớp học sẽ được trang bị Wifi, mỗi học sinh sử dụng một máy tính bảng riêng, trong đó cài đặt nội dung sách giáo khoa chính thức của Bộ GD-ĐT ở tất cả các môn học từ lớp 1 đến lớp 3 đã được số hóa theo công nghệ 3D.

Giáo viên sẽ quản lý các em học sinh trong lớp học thông qua phần mềm soạn giáo án.

Theo đó, tổng số máy tính bảng cần trang bị là 337.516 chiếc. Trong đó, mỗi GV sẽ được trang bị một máy tính bảng bằng ngân sách nhà nướ với số lượng 10.389 chiếc và 5.334 chiếc được hỗ trợ cho học sinh thuộc diện đối tượng chính sách. Còn lại 321.793 chiếc thì học sinh phải chịu kinh phí hoàn toàn.

Như vậy, phụ huynh sẽ phải chi ra gần 1.500 tỷ đồng để mua máy tính bảng cho con nếu đề án được áp dụng và lựa chọn máy tính bảng có giá từ 3 đến 5 triệu đồng như phương án đã đưa ra tại hội thảo.

Tốn kém mà không phù hợp?

Việc sử dụng SGK điện tử đúng là có lợi thế giảm mang vác cho trẻ nhỏ, đồng thời mang lại nhiều tiện ích trong học tập như khai thác các nguồn tài nguyên trên mạng, nắm bắt hình ảnh tại chỗ...

Tuy nhiên, theo chia sẻ của TS Phạm Thị Ly - Giám đốc Chương trình nghiên cứu, Viện Đào tạo Quốc tế (ĐHQG - TP.HCM) trên báo VTC News, việc sử dụng máy tính bảng trong lớp học khi tuổi còn nhỏ sẽ làm hạn chế sự tương tác với thầy giáo, bạn bè và môi trường thật. Nó có thể dẫn tới một hiệu ứng làm cho các em nhỏ trở nên phụ thuộc, ‘nô lệ’ vào màn hình mà quên mất rằng thế giới thật mới là cái mang lại cho các em những trải nghiệm cần thiết trong việc học.

TS Phạm Thị Ly cho biết thêm: “Tương tác giữa học sinh và những chương trình được thiết lập trong máy cũng không thể thay thế vai trò của người thầy. Nếu xem máy tính bảng là phương tiện bổ sung cho hoạt động dạy và học thì tôi hoan nghênh, nhưng không thể kỳ vọng máy tính bảng tạo ra thay đổi trong chất lượng giáo dục. Càng ở lứa tuổi nhỏ thì chất lượng giáo dục càng phụ thuộc rất ít vào phương tiện, mà phụ thuộc rất nhiều vào phẩm chất và năng lực của người thầy.

Cho nên, mặt trái của việc dùng máy tính bảng trong lớp học là làm giảm tương tác với thầy cô giáo và bạn học. Điều này sẽ ảnh hưởng tới nhân cách học sinh, vì nhân cách hình thành thông qua giao tiếp. Thiếu những giao tiếp lành mạnh, trẻ em không thể phát triển tâm lý một cách đầy đủ”.

Mặt khác, việc cho trẻ sử dụng máy tính bảng từ sớm có thể ảnh hưởng tới thị lực của trẻ. Theo thông tin trên báo VOV, ở nhiều nước tiên tiến, người ta khuyến cáo hạn chế cho trẻ em tiếp xúc với thiết bị điện tử, vừa hại sức khỏe, đặc biệt là hại mắt, vừa không tốt cho khả năng tập trung của trẻ. Hay ngay ở Thái Lan, dự án “Mỗi học sinh một máy tính bảng” được khởi xướng vào năm 2012 đã bị xóa bỏ từ tháng 5/2014 vì những hệ lụy phát sinh. Những người lập đề án có tham khảo những thực tế này chăng?

Bà Nguyễn Thúy Uyên Phương (Giám đốc đào tạo Trường ngoại khóa Tomato), người có nhiều thời gian nghiên cứu và làm việc với trẻ ở độ tuổi đầu cấp tiểu học cũng nêu quan điểm không ủng hộ ý tưởng trên nếu triển khai ở Việt Nam thời điểm này trên báo Tuổi trẻ.

Bởi, theo bà Nguyễn Thúy Uyên Phương: “Đề án chưa cho thấy được bước đột phá về hiệu quả giáo dục. Khi mà những thứ thuộc về phần “gốc” như SGK, chương trình học, phương pháp dạy và học... vẫn còn nhiều vấn đề bất cập và chưa được đổi mới thấu đáo, thì việc thay đổi phần “ngọn” (công cụ học tập) như vậy liệu có mang lại hiệu quả gì? Về cách thức triển khai, việc áp dụng cho học sinh ở đầu cấp tiểu học là không phù hợp".

"Thật ra cái lớn nhất mà các em học được từ máy tính bảng không phải là công nghệ thông tin mà là khả năng sử dụng khéo léo các công cụ. Đây là thời điểm các em chỉ mới chập chững học chữ nên có sử dụng cũng chỉ như dùng một cuốn SGK hiện đại hơn một chút (mà lại đắt đỏ hơn rất nhiều!)”.

Nói về việc dư luận sẽ phản ứng như thế nào khi đề án SGKĐT và máy tính bảng được áp dụng vào giảng dạy, TS Phạm Thị Ly cho rằng: “Nếu như mục tiêu chỉ là làm giảm sức nặng của cái cặp thì đâu cần tới 4.000 tỷ như vậy để triển khai đề án này? Có cách khác đơn giản hơn nhiều và không tốn một đồng nào cả: Đó là thay đổi quan niệm coi nhà trường là nơi truyền thụ kiến thức bằng quan niệm coi nhà trường là môi trường trải nghiệm để hình thành nhân cách và là nơi khơi gợi khát vọng ham hiểu biết trong học sinh”.

 

Tin nổi bật