Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

3 bộ phận trên cơ thể càng “mềm” thì tuổi thọ càng cao, bạn biết chưa?

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Độ cứng mềm của 3 bộ phận này có thể tiết lộ về tuổi thọ của bạn. Các bộ phận càng mềm mại thì tuổi thọ càng kéo dài.

Bàn chân

Theo y học cổ truyền, bàn chân được coi là “sở chỉ huy” của cơ thể vì chứa rất nhiều huyệt vị quan trọng, liên quan đến lục phủ ngũ tạng, thông suốt từ trong ra ngoài. Mỗi bàn chân có 33 khớp xương, 100 dây chằng, cơ bắp, dây thần kinh và vô số mạch máu liên kết với mạch máu ở tim, cột sống và não.

Đây là bộ phận chịu phần lớn trọng lượng của cơ thể nên dễ gặp nhiều vấn đề. Chân bị đau thì các cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng, ngược lại khi các bộ phận khác bị tổn thương, bàn chân cũng xuất hiện nhiều triệu chứng rõ rệt. Thông qua bàn chân, bạn có thể biết cơ thể có khỏe mạnh hay không, thậm chí biết được cả tuổi thọ.

Bàn chân cho biết tình trạng sức khỏe và cả tuổi thọ. Ảnh minh họa

Bàn chân của bạn giữ được độ mềm mại và dẻo dai nhất định chứng tỏ bộ phận này đang làm tốt vai trò của mình. Các đường gân trên bàn chân càng mềm cũng thể hiện thể chất tốt, giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và thư thái hơn khi đi bộ. Nhờ đó, việc rèn luyện sức khỏe bằng cách tập thể dục thể thao trở nên hiệu quả hơn, giúp kéo dài tuổi thọ.

Người tuổi thọ ngắn thường có 4 dấu hiệu sau trên bàn chân: Ngón chân trở nên mỏng và yếu hơn, bàn chân luôn lạnh, móng chân nhợt nhạt và chân thường xuyên bị ngứa. Trong đó, chân bị ngứa có thể là dấu hiệu bệnh liên quan đến nhiễm trùng do vi khuẩn nhưng cũng có khả năng do sức đề kháng yếu hoặc mắc bệnh tiểu đường.

Nếu thường xuyên bị ngứa chân, bạn không nên bỏ qua mà phải có biện pháp điều trị tích cực cho các nguyên nhân cụ thể. Lưu ý, ngâm chân 15 phút mỗi ngày trong nước ấm 40 độ C, kết hợp với xoa bóp có thể giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn và kéo dài tuổi thọ.

Mạch máu

Các mạch máu giống như đầu mối giao thông, là đường dẫn lưu thông máu. Khi còn trẻ, thành trong của mạch máu trơn, mềm và có tính đàn hồi. Tuy nhiên, khi già đi, các mạch máu ngày càng mỏng, dễ vỡ dẫn đến tốc độ lưu thông máu cũng thay đổi. Mạch máu cũng dần bị lão hóa và cứng lại, tình trạng này thường được gọi chung là xơ cứng động mạch.

Xơ cứng động mạch có thể phát triển thành xơ vữa động mạch, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, các vấn đề lưu thông máu ở cánh tay và chân, phình động mạch có thể gây chảy máu nội bộ đe dọa tính mạng và bệnh thận mãn tính. Tuổi tác, thói quen hút thuốc, uống rượu nhiều, việc kiểm soát lipid máu và đường huyết không tốt, bệnh béo phì có thể đẩy nhanh tốc độ xơ cứng động mạch.

Mạch máu càng mềm thì quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra càng tốt, tuần hoàn máu nhanh hơn. Ảnh minh họa

Đau đầu không rõ nguyên nhân, chóng mặt, giảm trí nhớ đột ngột, tê bì một bên tay chân, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi toàn thân và ù tai là các triệu chứng rõ ràng sau khi mạch máu bị xơ cứng. Đặc biệt, dái tai cực nhạy cảm với tình trạng thiếu máu, thiếu oxy. Khi mạch máu bị xơ cứng, dái tai không nhận đủ máu nuôi dưỡng, từ đó sinh ra nếp gấp do thiếu máu.

Nếp gấp nói trên y học gọi là dấu hiệu Frank, có thể là dấu hiệu của bệnh tim, mà các bệnh tim mạch được coi là "sát thủ thứ hai" đe dọa sức khỏe con người, chỉ đứng sau ung thư.

Vì thế, mạch máu càng mềm thì quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra càng tốt, tuần hoàn máu nhanh hơn, cơ thể khỏe mạnh một cách tự nhiên và tuổi thọ cũng được nâng lên đáng kể.

Khớp

Cơ thể con người có 206 chiếc xương được kết nối với nhau bởi khớp. Bộ phận này gồm hoạt dịch, bề mặt khớp và sụn khớp. Tập thể dục trong thời gian dài có thể làm mòn các khớp, bề mặt xương ngày càng dày và cứng. Ngoài ra, chấn thương, tuổi tác, chứng co cứng cơ, tình trạng làm việc quá tải cũng có thể làm mòn khớp.

Các khớp có bị cứng do hao mòn hay không liên quan đến hai vấn đề, gồm cơ ngoài khớp có khỏe hay không và khớp có bị tăng sản hoặc tổn thương hay không. Phần lớn các bệnh nhân hyperostosis (chứng dày xương), bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp hoặc gút bị xơ cứng khớp.

Độ cứng mềm của khớp có thể cho biết bạn có khỏe mạnh và sống lâu hay không. Ảnh minh họa

Cứng khớp là tình trạng khó cử động các khớp, thường xuất hiện ở các đốt ngón tay gần, bàn ngón tay, cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân (hai bên). Tình trạng này phổ biến ở nhiều lứa tuổi, thường diễn ra vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc sau một tư thế bất động kéo dài, gây trở ngại trong việc vận động và sinh hoạt.

Sau khi người bệnh có động tác gấp duỗi, các khớp sẽ vận động dễ dàng hơn hoặc gần như bình thường (các bác sĩ thường gọi là dấu hiệu phá gỉ khớp). “Thời gian phá gỉ khớp” thường mất khoảng 15-20 phút đến 1 giờ, thậm chí có thể hơn 1 giờ. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, dấu hiệu cứng khớp tồn tại trong thời gian dài có thể là biểu hiện của bệnh lý mạn tính về khớp, thậm chí là tàn phế, mất vận động.

Để tránh bị cứng khớp, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục vừa sức và đều đặn, ăn uống đúng cách để có thể kiểm soát tốt cân nặng. Chú ý tư thế ngủ góp phần làm tăng tuổi thọ của khớp xương như nằm nghiêng, nằm ngửa.

Bên cạnh đó, phòng nghỉ cần ấm áp, tránh bị gió lùa, nếu trời lạnh thì nên đắp thêm chăn để ngăn lạnh hoặc ẩm ướt dễ gây cứng khớp. Trước khi ra khỏi giường, nên tập các bài vận động đơn giản giúp khớp dẻo dai. Mang đệm đầu gối khi cần thiết, tránh leo trèo, leo cầu thang để không tăng gánh nặng cho xương khớp.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật