Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

2 thiếu niên xông vào siêu thị dùng côn sắt uy hiếp người để cướp

(DS&PL) -

Cho rằng bị Tuấn nhìn đểu, hai thiếu niên xông đến đánh dằn mặt rồi tiếp tục kéo nạn nhân vào góc cầu thang lấy côn sắt ra uy hiếp rồi cướp tài sản.

Cho rằng bị Tuấn nhìn đểu, hai thiếu niên xông đến đánh dằn mặt rồi tiếp tục kéo nạn nhân vào góc cầu thang lấy côn sắt ra uy hiếp rồi cướp tài sản.

Báo Công an TP. Hồ Chí Minh đưa tin, chiều 28/3, Cơ quan CSĐT Công an Q.7, TP. Hồ Chí Minh đang tạm giữ hình sự đối tượng An Nguyễn Ngọc Hiếu (SN 1999) và Nguyễn Trung Tín (SN 2000, cùng ngụ Q.4) để điều tra về hành vi Cướp tài sản.

Hai đối tượng tại cơ quan công an - Ảnh: báo Công an TP. Hồ Chí Minh

Theo thông tin đăng tải trên báo VOV, dù còn ít tuổi nhưng hai đối tượng đã có bề dày tiểu sử bất hảo về trộm, cướp giật, riêng Nguyễn Ngọc Hiếu từng có 1 tiền án về tội cướp tài sản và 1 tiền sự về việc tàng trữ hung khí nguy hiểm.

Tối 25/3, Hiếu và Tín cầm theo côn sắt sang khu vực giao lộ đường Nguyễn Hữu Thọ với đường Nguyễn Thị Thập định gây gổ đánh dằn mặt một nhóm thanh niên khác, tuy nhiên, đến nơi không thấy nhóm thanh niên nên cả hai vào một siêu thị gần đó chơi game.

Tại đây, hai đối tượng tiếp tục gây sự với em Trần Hoàng Tuấn (SN 2002, ngụ Quận 4). Cho rằng mình bị Tuấn nhìn đểu nên Hiếu kêu Tín đến đánh dằn mặt, chưa hả hê 2 đối tượng tiếp tục kéo Tuấn vào góc cầu thang lấy côn sắt ra uy hiếp rồi cướp 1 điện thoại di động, 1 nhẫn vàng và hơn 300.000 đồng.

Trước thái độ côn đồ và hung hãn của 2 đối tượng, em Tuấn không dám kêu cứu, chờ 2 tên cướp bỏ đi mới đến Công an trình báo.

Sau nhiều ngày truy xét và biết được nơi lẩn trốn của Hiếu và Tín, công an đã yêu cầu 2 đối tượng ra đầu thú.

Điều 133. Tội cướp tài sản (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009):

1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

(Tổng hợp)

Tin nổi bật