Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

15 điều khán giả cần biết khi xem giải bóng đá AFF Cup 2022

(DS&PL) -

AFF Cup 2022 sẽ diễn ra từ ngày 20/12 đến ngày 16/01/2023 với sự tham gia của 10 quốc gia. Sau đây, cùng Tạp chí Đời sống & Pháp luật điểm lại 15 điều cần biết về AFF Cup.

Ý nghĩa tên AFF Cup

Đây là giải bóng đá lớn nhất khu vực Đông Nam Á, với 11 quốc gia bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Myanmar, Lào, Campuchia và Brunei. Đông Timor tác ra từ Indonesia vào năm 2002 và thi đấu lần đầu tiên vào năm 2004.

Tất cả 11 quốc gia đều thuộc Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (ASEAN), có tên đầy đủ là ASEAN Football Federation Championship. Giải đấu với tên gọi viết tắt là AFF Championship. Thông thường, AFF Cup sẽ đi kèm với tên của nhà tài trợ chính.

Bao gồm cả quốc gia Australia

Năm 2007, Australia tham gia Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) và có quyền thi đấu ở mọi giải đấu trong khu vực. Năm 2013, Úc trở thành thành viên của ASEAN. Năm 2020, họ nộp đơn đăng kí AFF Cup nhưng bị từ chối. Lý do được đưa ra là trình độ của Australia cao hơn nhiều so với các nước còn lại trong khu vực Đông Nam Á. Sau đó, Socceroos thi đấu ở các giải thuộc châu Á.

Hàn Quốc có bản quyền phát sóng trực tiếp

AFF Cup 2022 là giải đấu dành cho người hâm mộ bóng đá Đông Nam Á. Dẫu vậy, Hàn Quốc đã mua bản quyền phát sóng giải đấu này. Bản quyền truyền hình được mua bởi Seoul Broadcasting System (SBS), một trong những đài truyền hình hàng đầu của xứ sở kim chi. Tuy nhiên, SBS chỉ phát sóng các trận đấu có sự góp mặt của Indonesia, Malaysia và Việt Nam.

Chỉ có 4 quốc gia từng vô địch giải đấu

AFF Cup 2022 là lần thứ 14 giải bóng đá Đông Nam Á được tổ chức nhưng mới chỉ có 4 đội tuyển giành chức vô địch. Trong đó, Thái Lan vững vàng ở vị trí số 1 với 6 lần (1996, 2000, 2002, 2014, 2016 và 2020). Tiếp đến là Singapore với 4 lần (1998, 2004, 2007 và 2012). Việt Nam đứng thứ 3 với 2 lần nâng cao chức vô địch (2008, 2018) và Malaysia 1 lần vào năm 2010.

Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia từng vô địch AFF Cup

Vào chung kết nhiều nhưng không vô địch

Indonesia là đội vào chung kết nhiều thứ 2 sau Thái Lan (9) với 6 lần vào các năm 2000, 2002, 2004, 2010, 2016 và 2020. Tuy nhiên, họ chưa một lần giành chức vô địch.

Brunei, Campuchia, Lào và Timor Leste chưa từng vượt qua vòng bảng

Trong 11 quốc gia thi đấu có 4 đội chưa từng vượt qua vòng bảng là Brunei, Campuchia, Lào và Timor Leste. Trong đó, Brunei là đội giành ít điểm nhất với chỉ 2 điểm. Timor Leste đã 3 lần tham dự giải đấu nhưng chỉ giành được 3 điểm và năm nay không thể vượt qua vòng play-off.

Đội tuyển nhận nhiều danh hiệu fairplay nhất

Danh hiệu đội chơi fairplay không mang nhiều ý nghĩa về tính cạnh tranh giữa các quốc gia. Giải thưởng được tính bằng việc thống kê thẻ vàng-đỏ và những pha phạm lỗi. Thông thường, những đội vào chung kết sẽ rất khó nhận danh hiệu này vì thi đấu nhiều trận hơn các đội còn lại.

Tuy nhiên, Thái Lan đã 2 lần giành danh hiệu fairplay vào các năm 2008 và 2016. Trong khi đó, Malaysia dẫn đầu với 3 lần vào các năm 2000, 2012 và 2018.

Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử AFF Cup

Nhắc đến những huyền thoại của AFF Cup, người ta có thể kể đến như Noh Alam Shah của Singapore. Anh là chân sút nổi tiếng của những năm 2000 với 17 bàn thắng. Tuy nhiên, cầu thủ dẫn đầu trong danh sách này là Teetasil Dangda với 19 bàn thắng sau 5 lần tham dự AFF Cup.

Chanathip, người giữ kỉ lục với 3 danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất

Khi AFF Cup được tổ chức 14 lần, chưa một cầu thủ nào giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất 2 lần trong sự nghiệp. Tuy nhiên, Chanathip Songkrasin đã lập kỉ lục vô tiền khoáng hậu với 3 lần có được danh hiệu này (014, 2016 và 2020).

Chanathip là người duy nhất nhận 3 danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất kì AFF Cup

Sân vận động lớn nhất, nhỏ nhất

Có 12 sân vận động tổ chức AFF Cup 2022, hầu hết có sức chứa từ 30.000 khán giả trở lên. Trong đó, sân Gelora Bang Karno là sân có sức chứa lớn nhất của quốc gia Indonesia với 77.193 người. Tuy nhiên, sau thảm kịch kinh hoàng vào tháng 10, chính phủ Indonesia vẫn chưa cho phép khán giả vào sân.

Sân vận động nhỏ nhất tại AFF Cup 2022 là Jalan Besar của Singapore với 2.500 khán giả. Sân vận động này sẽ được tổ chức 2 trận đấu ở vòng bảng với Myanmar và Việt Nam. Nếu Singapore lọt vào bán kết, họ sẽ chơi tại sân vận động Quốc gia có sức chứa 55.000 chỗ ngồi.

Cầu thủ lớn tuổi, nhỏ tuổi nhất

Hassan Sunny, thủ môn của đội tuyển quốc gia Singapore là cầu thủ lớn tuổi nhất với 38 tuổi. Trong khi đó, cầu thủ trẻ nhất là Wongsakda Chantaluesai, hậu vệ 17 tuổi của Lào . Anh sẽ bước sang tuổi 18 vào ngày 28/12 tới.

Giải VĐQG Thái Lan có nhiều cầu thủ tham dự nhất

Mỗi đội tuyển sẽ chỉ được đăng kí tối đa 23 cầu thủ. Theo đó, số lượng vận động viên tham dự giải có tổng cộng 230 cầu thủ đến từ 10 quốc gia.

Giải VĐQG Thái Lan đóng góp nhiều cầu thủ nhất với 34 người, trong đó có 22 cầu thủ trong ĐTQG Thái Lan, 2 cầu thủ trong tuyển Philippines, 1 Malaysia, 2 Singapore, 5 Myanmar và 3 cầu thủ Lào.

Cầu thủ thi đấu giải ngoài châu Á

Chất lượng AFF Cup đang được phát triển theo thời gian. Dẫu vậy, nếu muốn có sự phát triển vượt bậc thì cần có nhiều cầu thủ thi đấu ở các giải đấu ngoài khu vực. Tại AFF Cup 2022, có 5 cầu thủ thi đấu ngoài giải châu Á bao gồm Nguyễn Quang Hải (Pau FC, Pháp), Witan Suleman của Indonesia (Trenchin, Slovakia), Ilhan Fandy của Singapore (Daize, Bỉ), Sebastian Rasmussen của Philippines (Randers, Đan Mạch) và Nick Taylor của Campuchia (Orlando City, Mỹ).

Quang Hải là một trong số ít cầu thủ đang chơi bóng tại châu Âu tham gia AFF Cup 2022

Đội tuyển có độ tuổi trung bình trẻ nhất

Indonesia dẫn đầu trong danh sách đội có độ tuổi trung bình trẻ nhất với 23.7 tuổi, tiếp đến là Phlippines với 24,5 tuổi, Malaysia với 25,3, Brunei là 27,9 và Thái Lan với 28,3 tuổi.

Huấn luyện viên Hàn Quốc nhiều nhất

AFF Cup 2022 không có quốc gia nào trong 10 nước tham dự có huấn luyện viên trường là người trong nước. Theo đó, Hàn quốc chiếm nhiều nhất với 3 HLV bao gồm Park Hang Seo (Việt Nam), Shin Tae-yong (Indonesia) và Kim Pan-gon (Malaysia). Tiếp đến là Đức, Nhật Bản và Tây Ban Nha, mỗi nước có 2 huấn luyện viên góp mặt.

Văn Phong

Tin nổi bật