Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

12 sinh viên mới ra trường nhận lương 138 triệu đồng/tháng

(DS&PL) -

Một công ty trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo đã tuyển 12 sinh viên của Đại học Bách khoa với mức lương 6.000 USD/tháng (tương đương 138 triệu đồng/tháng).

Một công ty trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo đã tuyển dụng 12 sinh viên của trường Đại học Bách khoa làm việc, với mức lương 6.000 USD/tháng (tương đương 138 triệu đồng/tháng).

12 sinh viên Đại học Bách khoa mới ra trường nhận mức lương 138 triệu đồng/tháng. Ảnh minh họa 

Theo nhận định của các chuyên gia giáo dục, chuyên gia công nghệ thông tin, các ngành học về công nghệ thông tin (CNTT), an toàn thông tin những năm gần đây đang nhận được nhiều sự thu hút.

Nguyên nhân của sự thu hút này được lý giải là do nhu cầu chuyển đổi số đang trở thành xu hướng toàn cầu; sự dịch chuyển nhu cầu outsourcing phần mềm của một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, cũng như sự chuyển hướng sang mảng công nghệ của một số doanh nghiệp lớn trong nước.

Theo chuyên trang ICT News của báo Infonet, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin - Truyền thông (CNTT-TT) trực thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, trong bối cảnh quá trình Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, khi mà hầu hết các quy trình của mọi lĩnh vực đều được chuyển đổi để tích hợp tự động hóa với thông minh hóa thì nhu cầu về nghề nghiệp CNTT sẽ còn nóng trong nhiều năm tới.

Theo điều tra, nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành CNTT đang tăng tăng 47%, trong khi nguồn cung nhân lực ICT chỉ tăng có 8%/năm, điều này dẫn đến một thực tế là vào năm 2020 chúng ta sẽ thiếu khoảng 500.000 nhân lực cho ngành này. Số lượng đã thiếu, nhưng chất lượng đào tạo ở nhiều cơ sở còn chưa đáp ứng được nhu cầu.

Trong khi đó, 4 năm qua, số lượng doanh nghiệp phần mềm tăng tới 124%. Vì vậy, nguồn kỹ sư CNTT từ các cơ sở đào tạo uy tín đang được nhiều nhà tuyển dụng đón nhận.

Không chỉ các nhà tuyển dụng Việt Nam, các nhà tuyển dụng nước ngoài, đặc biệt các công ty đến từ Nhật Bản cũng rất tích cực cạnh tranh để có được nguồn cung kỹ sư chất lượng cao này.

Cụ thể như, tại Đại học Bách khoa Hà Nội hiện có chương trình đào tạo kỹ sư CNTT Việt - Nhật (HEDSPI) và theo thống kê của Viện có hơn 60% kỹ sư tốt nghiệp hệ đào tạo này sang Nhật làm việc ngay sau khi tốt nghiệp, với mức lương bình quân 3.000USD/tháng, và gần đây đã có công ty trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đã tuyển 12 em của chương trình với mức lương 6.000 USD/tháng.

Điều này chứng minh được rằng, kỹ sư CNTT nói chung đang thu hút được sự chú ý, nhưng kỹ sư được đào tạo chuyên sâu trong những chuyên ngành hẹp, đang có nhu cầu phát triển lớn như: khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, an toàn thông tin… được dự đoán sẽ có triển vọng nghề nghiệp rất tốt trong thời gian tới đây.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Từ Minh Phương, Trưởng khoa CNTT 1, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) dự báo, sức hút của các ngành này vẫn ở mức cao không chỉ năm nay mà sẽ tiếp tục trong vài năm tới. 

Trong một diễn biến khác, báo Người Đưa Tin cho hay, viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông - đại học Bách khoa Hà Nội năm 2019 chỉ đào tạo 3 ngành gồm: CNTT-Khoa học máy tính (IT1), CNTT-Kỹ thuật máy tính (IT2), CNTT-Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (IT-E10).

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tùng cho biết: "Chúng tôi sẽ không đào tạo ngành mang tên "công nghệ thông tin" nữa. Năm nay, khi thí sinh nhìn vào mã ngành tuyển sinh của Bách khoa Hà Nội sẽ không còn thấy mã ngành IT3 - "Công nghệ thông tin” như năm 2018 nữa mà là 3 ngành kể trên".

Để rõ hơn, ông Tạ Hải Tùng chia sẻ: "Không phải chúng tôi không đào tạo “công nghệ thông tin” nữa, mà chỉ là không dùng cái tên đó nữa. Chúng tôi muốn cập nhật đúng với bản chất phổ quát trên thế giới, nghĩa là ngành Khoa học máy tính, ngành Kỹ thuật máy tính và ngành Khoa học dữ liệu".

Tiến sĩ Tùng cũng cho biết, các nội dung đào tại sẽ không thay đổi quá nhiều so với trước, nhưng đặt tên ngành chuẩn để sau này các em dễ dàng liên thông ra nước ngoài, dễ dàng làm việc với thị trường lao động nước ngoài.

Ở nước ngoài, nói về “công nghệ thông tin”, đôi khi người ta lại nghĩ là đấy là những kỹ thuật viên và chỉ mang tính chất vận hành, bảo trì, bảo dưỡng. Như vậy, tự nhiên mình lại giảm giá trị của mình xuống chỉ vì cái tên, nên chúng tôi muốn chuẩn hóa lại.”

Thủy Tiên (T/h)

Tin nổi bật