Cây nha đam
Loại cây này có tác dụng thanh lọc không khí, cung cấp khí O2 vào buổi đêm. Khi hàm lượng hóa chất độc hại trong nhà ở mức cao, thân cây sẽ xuất hiện nhiều đốm nâu giúp bạn đoán biết được tình trạng không gian phòng, từ đó có biện pháp cải thiện kịp thời.
Bên cạnh đó, nha đam còn có thể được dùng để điều trị các vết cắt nhỏ, vết bỏng hay vết côn trùng cắn. Đáng chú ý, cây nha đam có màu xanh nhạt – màu được đánh giá cao trong phong thủy. Màu xanh này cũng mang đến cảm giác thanh thản, nhẹ nhàng, tốt cho trí não.
Cây lưỡi hổ
Nghiên cứu của NASA chỉ ra lưỡi hổ là một trong số những loại cây giúp cải thiện không khí trong nhà. Loại cây này có thể lọc các khí độc như nicotine, formaldehyde, benzene…, giúp không khí trong lành hơn.
Ngoài công dụng thanh lọc không khí, cây lưỡi hổ vô cùng tốt đối với đường hô hấp và hệ miễn dịch, làm giảm các cơn đau và huyết áp cao. Việc đặt một chậu cây lưỡi hổ trong phỏng ngủ sẽ giúp không gian thư giãn của bạn thêm màu xanh tư nhiên và dễ chịu hơn.
Cây dây nhện
Loại cây này được ví như chiếc máy lọc không khí tự nhiên, loại bỏ tới 90% formaldehyde hóa có khả năng gây ung thư có trong bầu không khí bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, cây dây nhện còn giúp loại bỏ tạo chất carbon monoxide và các chất ô nhiễm như benzen và xylen.
Giống như lưỡi hổ, cây dây nhện cũng có thể hấp thụ cả chất nicotine trong khói thuốc lá. Bạn nên đặt 1 – 2 cây dây nhện trong phòng ngủ để cung cấp thêm O2, hấp thụ các chất ô nhiễm, thanh lọc không khí, giúp bạn ngủ sâu hơn.
Cây nhất mạt hương
Màu xanh tươi mới, phần thân nhỏ nhắn của nhất mạt hương sẽ giúp làm đẹp không gian phòng ngủ. Đặc biệt, mùi hương của loại cây này có khả năng xua đuổi côn trùng, giúp bạn có giấc ngủ thoải mái. Theo quan niệm về mặt phong thủy, cây nhất mạt hương trồng trong phỏng ngủ sẽ đem lại nhiều may mắn, mọi chuyện suôn sẻ, thuận lợi.
Cây lan ý
NASA đã công nhận lan ý là loại cây lọc không khí trong phòng ngủ tốt, mang đến không khí trong lành, hút được các khí độc hại như formaldehyde, benzene, trichloroethylene. Những khí này ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, nếu tiếp xúc quá nhiều thì có thể khiến cơ thể suy nhược, hoa mắt, đau đầu, giảm trí nhớ. Giới chơi cây cho biết lan ý có khả năng tăng độ ẩm không khí phỏng ngủ lên 5%, rất tốt cho giấc ngủ của bạn.
Cây thường xuân
NASA cũng xếp cây thường xuân vào nhóm những loại “máy lọc khí” bậc nhất. Lý do là vì loại cây này hấp thụ hiệu quả formaldehyde - một trong những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà có nhiều trong các vật liệu như gỗ dán, thảm, xốp cách điện và nhựa gỗ.
Thường xuân khá dễ trồng, dễ tồn tại ở nhiệt độ vừa phải và hấp thụ ánh sáng mặt trời ở mức trung bình. Đặt một chậu cây thường xuân trong phòng ngủ sẽ giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ của bạn.
Cọ lá tre
Loại cây này cũng có tác dụng làm sạch không khí trong nhà, loại bỏ bớt mùi hôi và các chất độc hại, giúp bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn rất nhiều. Khi trồng cọ lá tre, bạn lưu ý giữ ẩm cho đất nhưng không cần thiết tưới quá nhiều nước.
Cây dành dành
Cây dành dành có lá xanh bóng và hoa màu trắng rất đẹp mắt. Mùi hương dễ chịu của cây giúp bạn thư giãn, giảm đau đầu và có giấc ngủ ngon. Do đó, loại cây này được nhiều người yêu thích và trồng trong nhà, đặc biệt là trong phòng ngủ. Cây dành dành ưa sáng nên nếu trồng trong phòng ngủ, bạn chú ý đặt cây ở gần cửa sổ.
Cây cau cảnh, cọ cảnh
Ban ngày, cây cau cảnh, cọ cảnh giúp lọc không khí, tới đêm lại có tác dụng điều hòa giấc ngủ giúp bạn ngủ ngon hơn rất nhiều. Có thể nói khi trồng loại cây này trong nhà, bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về những độc tố trong không khí. Bên cạnh đó, cây cau cảnh, cọ cảnh còn mang lại cảm giác ấm áp, tạo cảm giác dễ chịu cho phòng ngủ của bạn.
Cây hoa oải hương
Oải hương là một loại hoa đẹp, thường được sử dụng làm hương liệu trong nước hoa, sữa tắm và mỹ phẩm. Cây hoa oải hương không chỉ khiến phòng ngủ của bạn trở nên thơm tho hơn mà còn thanh lọc không khí, giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn.
Mùi hoa oải hương còn giúp chữa một số bệnh như đau đầu, giảm căng thẳng, giúp tinh thần thoải mái. Tuy nhiên, loại cây này khá khó trồng ở đất nước nhiệt đới như Việt Nam. Thay vì trồng, bạn có thể cắm nhánh hoa oải hương vào lọ và đặt trong phòng ngủ.
* Thông tin trong bài chỉ mang tính chất giải trí, tham khảo
Đinh Kim (T/h)