Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

10 cách đơn giản giúp bạn trông thông minh hơn trong mắt mọi người

(DS&PL) -

Không cần quyển sách nặng trịch, bạn vẫn có thể trông thông minh hơn trong mắt mọi người với 10 cách đơn giản sau đây.

Không cần quyển sách nặng trịch, bạn vẫn có thể trông thông minh hơn trong mắt mọi người với 10 cách đơn giản sau đây.

1. Đứng hoặc ngồi thẳng lưng trong tư thế thư giãn

Nghệ thuật ăn nói không đơn thuần chỉ là cách sử dụng lời nói mà nó còn là ngôn ngữ cơ thể và tư thế lưng chính là yếu tố quan trọng góp phần giúp bạn thành công khi sử dụng các cử chỉ để truyền đạt thông điệp cho người nghe.


Ngồi sụp xuống khiến bạn mất tự tin vào lời nói và chính mình. Trong khi đó, tư thế lưng thẳng nhưng quá trịnh trọng sẽ khiến người khác có cảm giác bạn đang muốn chuẩn bị tinh thần để làm một điều gì đó (tốt hoặc không tốt). Do vậy, cách tốt nhất là hãy đứng hoặc ngồi thẳng lưng trong trạng thái thư giãn để lời nói và cử chỉ trở nên thân thiện hơn nhé.

2. Giao tiếp bằng mắt

Người phương Tây cho rằng, những ai giao tiếp bằng mắt càng nhiều thì người đó càng tự tin vào bản thân mình. Không chỉ có vậy, người biết giao tiếp bằng mắt còn được đánh giá cao về khả năng lãnh đạo, sở hữu khả năng “áp đảo” lớn, đồng thời ít lo lắng và thông minh hơn so với những người khi nói chuyện không nhìn thẳng vào mắt người đối diện.

Tuy nhiên nếu không cẩn thận, bạn sẽ rất dễ mắc phải sai lầm nhìn chằm chằm vào mặt người khác và khiến họ hoảng sợ. Vậy như thế nào là giao tiếp bằng mắt một cách bình thường và vừa đủ? Điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh. Cụ thể hơn, chúng ta thường mắt-đối-mắt khi nói chuyện riêng một-đối-một với nhau hơn là khi đang nói cùng một nhóm.

Khi nói chuyện cùng một nhóm đông người, chúng ta chỉ nhìn vào mắt người kia khoảng 3-5 giây, tuy nhiên khi nói chuyện riêng, thời gian có thể lên tới 7-10 giây rồi sau đó chớp mắt nhìn sang chỗ khác.

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra khoảng thời gian phù hợp để nhìn vào mắt người khác là 30% - 60%. Phần trăm này có thể cao hơn nếu bạn là người nghe nhiều hơn và thấp hơn nếu bạn là người nói chính trong cuộc đối thoại.

3. Tư thế đầu hợp lí

Vị trí đầu của bạn cũng quan trọng như giữ lưng thẳng vậy. Nếu ngẩng đầu quá cao sẽ thể hiện bạn có chút kiêu hãnh và quả quyết, nhưng nếu cúi xuống nghĩa là bạn đang hạ thấp mình. Do vậy, hãy cố gắng giữ đầu ở mức vừa phải, hai mắt nhìn về phía trước, cổ thư giãn và không quá căng thẳng vì nó sẽ khiến bạn không thể phát âm từ ngữ rõ ràng.


4. Thường xuyên mỉm cười

Nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa cảm xúc vui vẻ hoặc tức giận với “mức độ” thông minh thể hiện trên khuôn mặt. Theo đó, những người thông minh thường cười nhiều hơn người “kém thông minh”.

Điều này cũng có thể áp dụng với mức độ đáng tin cậy của mỗi người. Trong khi những người có khuôn mặt kém thông minh thường có biểu cảm giận dữ, bực tức, cau có thì người thông minh luôn có nét mặt rạng ngời, nụ cười "tươi rói"...

5. Tập trung vào người nghe

Một người ăn nói có duyên nghĩa là khi nói luôn có người nghe. Ngược lại, nếu bạn nghĩ về một thứ gì khác mà không tập trung vào những gì mình đang nói hay đảo mắt xung quanh thì chắc chắn chẳng ai muốn nghe bạn. Điều này không khác gì bạn đang đọc diễn văn cả.

Do vậy, hãy lưu ý hai trường hợp đặc biệt: Tránh liếc nhìn xung quanh mà không tập trung vào người đối diện vì nó sẽ khiến bạn có vẻ thiếu chân thành và nếu buộc phải nhìn vào tài liệu đã chuẩn bị, hãy sử dụng mắt để nhìn xuống chứ không cúi đầu.

6. Cử chỉ tay uyển chuyển


Sử dụng tay của bạn để nhấn mạnh vào những điểm quan trọng. Cách dễ nhất để học kĩ năng này là xem các diễn giả và người nổi tiếng sử dụng cử chỉ khi họ nói. Ngoài ra, việc sờ kính, gãi mình hay đung đưa tờ giấy cũng sẽ khiến người nghe bị phân tán và không tập trung nghe những gì bạn nói.

7. Linh hoạt khi đổi tư thế

Tăng sức mạnh cho lời nói bằng cách di chuyển cơ thể một cách phù hợp. Chẳng hạn, nếu bạn đang đứng trên sân khấu để diễn thuyết trước nhiều người, hãy cố gắng thay đổi vị trí khi muốn giới thiệu một ý tưởng mới.

Tương tự, khi ngồi trong một cuộc họp, nếu bạn muốn nhấn mạnh một ý nào đó có thể hơi cúi người một chút về phía trước. Đồng thời, điều chỉnh lại vị trí ngồi khi bạn chuyển từ chủ đề hoặc thuật ngữ này sang chủ đề hoặc thuật ngữ khác.


8. Sử dụng từ ngữ sinh động và phổ biến

Muốn trở thành một người giao tiếp giỏi, bạn buộc phải loại bỏ cách sử dụng các từ ngữ sáo rỗng, thay vào đó là lời nói khiến người nghe có thể hình dung ra điều bạn muốn truyền đạt. Nếu buộc phải đề cập đến một thuật ngữ mới, hãy cố gắng giải thích một cách rõ ràng, chi tiết.

9. Nói có ngữ điệu

Có một sự thật là, cách bạn nói có ảnh hưởng rất lớn tới những gì người khác nghĩ về bạn. Nếu bạn nói quá chậm, mọi người cho rằng, đây là một người kém thành thật; còn nếu tông giọng quá cao - mọi người sẽ nghĩ bạn đang lo lắng.

Nghiên cứu tâm lí học kết luận rằng, nếu muốn trở nên đáng tin và thông minh hơn trong mắt người khác, bạn nên nói có ngữ điệu. Nói có ngữ điệu nghĩa là giọng nói lên bổng xuống trầm và thay đổi âm lượng một cách nhịp nhàng, đồng thời biết ngắt, nghỉ đúng chỗ. Điều này sẽ giúp bạn tăng mức độ đáng tin và trông tự tin hơn trong mắt người khác.

Một số nghiên cứu còn chỉ ra, con người không chỉ thể hiện cảm xúc thông qua biểu cảm trên khuôn mặt mà còn qua cả giọng nói. Theo bản năng, người nghe sẽ kết luận: giọng thấp tức là đang buồn, còn khi tức giận hoặc sợ hãi, người nói sẽ cao giọng hơn bình thường.

Bạn có thể thay đổi bằng cách tập trung vào cách nói của mình. Hãy thay đổi âm vực và âm lượng một cách phù hợp để thể hiện cảm xúc của mình với mọi người xung quanh, đồng thời cố gắng nhấn mạnh vào những từ quan trọng. Nghe tin tức trên TV và bắt chước theo cách nói của người dẫn chương trình mỗi ngày 10 phút cũng là một cách hữu ích.

10. Luôn tin mình là người thông minh

Chỉ cần bạn có niềm tin, điều đó sẽ thành sự thật. Khi con người tin rằng mình có thể thông minh hơn, họ thường có xu hướng tìm tòi học hỏi những điều mới và đặt ra các câu hỏi khác lạ.

Và ngược lại, nếu coi trí thông minh là một thứ cố định và không thể thay đổi, chúng ta sẽ cảm thấy bằng lòng với thực tại và không ham học hỏi kiến thức mới. Chính vì vậy, khi có niềm tin, bạn có thể đạt được “mức độ” thông minh mà mình mong muốn.

Theo thethaovanhoa.vn

 

Tin nổi bật