Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

1 tuần nên ăn mấy gói mì tôm?

(DS&PL) -

Ăn quá nhiều mì tôm sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu chất xơ, gây ra tình trạng táo bón, rối loạn tiêu hóa. Thế nhưng, 1 tuần nên ăn mấy gói mì không phải ai cũng biết!

Mì tôm (còn gọi là mì ăn liền) là loại thực phẩm chế biến sẵn, giá rẻ được nhiều người yêu thích. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào xác định tần suất tối thiểu và tối đa của việc tiêu thụ loại thực phẩm này. Trung bình một gói mì tôm có thể cung cấp khoảng 400kcal, tức là 1/6 nhu cầu năng lượng hàng ngày của một người. Tuy nhiên, với mì tôm, hệ tiêu hóa sẽ mất nhiều thời gian và khó khăn hơn trong việc xử lý loại thực phẩm này.

Ngoài ra, ăn mì tôm thường xuyên sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu chất xơ, gây ra tình trạng táo bón, rối loạn tiêu hóa, khiến cơ thể giải độc kém hơn bình thường, dẫn tới khó chịu cho cơ thể.

1 tuần nên ăn mấy gói mì tôm? Ảnh minh hoạ

Thạc sĩ, bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương, trưởng Đơn vị Tiêu hoá can thiệp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, giảng viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạc chia sẻ trên báo Tuổi Trẻ, hiện chưa có nghiên cứu nào xác định tần suất tối thiểu và tối đa của việc ăn thức ăn chế biến sẵn như mì gói, miến gói, phở gói trong một tuần.

Về khoa học, một gói mì cung cấp khoảng 400kcal cho cơ thể, chiếm khoảng 1/6 nhu cầu năng lượng hằng ngày của cơ thể. Tuy nhiên, năng lượng cung cấp khoảng 50% từ tinh bột và khoảng 40-45% từ chất béo nên sẽ thiếu chất xơ và các vitamin, không có sự cân bằng dinh dưỡng.

Như vậy, những thức ăn liền này rất hiệu quả để giải quyết nhu cầu năng lượng cấp bách trong những trường hợp như thiên tai, lũ lụt hoặc khi chúng ta quá đói mà không có điều kiện đi chợ nấu ăn (ví dụ như ban đêm hay ở vùng sâu, vùng xa...). Điểm thứ hai là những thức ăn này rất hợp khẩu vị và ngon. Bản thân bác sĩ trong những lúc cần thiết vẫn sử dụng mì ăn liền.

Theo ý kiến bác sĩ Phương, để hợp lý cho nhu cầu dinh dưỡng thì chúng ta chỉ sử dụng những sản phẩm đóng gói này 1-2 lần/tuần là tối đa. Để bảo đảm vấn đề dinh dưỡng, khi ăn những loại mì ăn liền, miến gói, phở gói, bạn cần lưu ý các điểm sau:

- Nấu mì gói với nước sôi một lần rồi đổ nước đó đi. Sau đó, dùng sợi mì nấu với nước sôi lần thứ hai để ăn. Cách làm này giúp giảm bớt những chất bảo quản còn tồn trong sợi mì (mặc dù những chất bảo quản này hoàn toàn an toàn và được phép sử dụng).

- Thêm một vài lát thịt, rau xanh.

Tin nổi bật