Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Yên Bái: Đảm bảo phòng chống dịch bệnh COVID -19 để phát triển kinh tế

(DS&PL) -

Thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả công tác phòng chống dịch và đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo thực hiện “mục tiêu kép”. Các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện việc nới lỏng và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với tất cả các địa phương (riêng TP.Yên Bái thực hiện theo công văn của Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 tỉnh).

Các biện pháp phòng chống Covid - 19

Tiếp tục quản lý các hoạt động vận tải bảo đảm kiểm soát nguồn lây bệnh nhưng “không ngăn sông cấm chợ”, không gây ách tắc hay ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện khai báo y tế bắt buộc đối với tất cả người tham gia vận tải hàng hóa, vận chuyển vật tư, trang thiết bị phòng, chống dịch, sản xuất kinh doanh và người lao động trong các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, xử phạt nghiêm các trường hợp không khai báo, khai báo không trung thực.

Yên Bái xét nghiệm sàng lọc tại các nút giao vào tỉnh

Có công văn hướng dẫn cách ly, xét nghiệm trong các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp. Qua đó, yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh, cụm công nghiệp, khu công nghiệp tổ chức test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 hàng tuần cho các đối tượng liên quan và báo cáo về Sở Y tế.

Quản lý chặt người lao động đi, đến các khu vực có dịch hoặc tham gia các sự kiện tập trung đông người có nguy cơ cao. Yêu cầu phải khai báo y tế bắt buộc đối với tất cả người lao động khu công nghiệp và những người liên quan. Việc phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) không chỉ là vấn đề về kinh tế, là nội hàm của tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, mà còn là vấn đề đảm bảo an sinh xã hội; thể hiện sự ưu việt của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phù hợp với xu thế đổi mới tư duy tăng trưởng, không chạy theo tăng trưởng về số lượng mà phải thúc đẩy tăng trưởng bao trùm, gắn tăng trưởng với tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đảm bảo bình đẳng về tiếp cận cơ hội và thành quả của tăng trưởng, không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển.

Chủ trương đúng đắn, chính sách phù hợp

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 tại các địa phương trên cả nước, để đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh và tiếp tục giữ vững thành quả phòng, chống dịch của tỉnh Yên Bái; Đồng thời thúc đẩy nền kinh tế phát triển toàn diện. Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã xác định hướng đi cho khu vực kinh tế tập thể, HTX trong giai đoạn 2020-2025 là: “Mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa tập trung theo hướng phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác. Phát huy hiệu quả chính sách của Trung ương và ban hành cơ chế, chính sách của tỉnh để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; phát triển HTX kiểu mới. Đẩy mạnh liên kết ngang giữa nông dân trong HTX, doanh nghiệp; lấy doanh nghiệp, HTX dẫn dắt, thúc đẩy liên kết sản xuất giữa các hộ dân, tổ hợp tác trong chuỗi giá trị”.

 

Hội thảo phục hồi đứt gẫy kinh tế do dịch Covid - 19

Trước yêu cầu đặt ra đối với phát triển kinh tế tập thể, phải xuất phát từ nhu cầu thực sự của người dân, phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh, hướng tới sự năng động, hiệu quả, bền vững thực sự; thời gian vừa qua, trong những Chỉ thị, Nghị quyết, đề án đã được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Yên Bái ban hành có nhiều nghị quyết, chính sách quan trọng, tạo cơ sở pháp lý để phát triển kinh tế tập thể. Ban hành, thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, với 05 chính sách hỗ trợ cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy HTX phát triển (hỗ trợ thành lập mới HTX, liên hiệp HTX; hỗ trợ đào tạo; hỗ trợ đưa lao động trẻ về làm việc tại HTX, liên hiệp HTX; hỗ trợ kinh phí tham gia hội chợ, triển lãm trong nước; hỗ trợ kinh phí thuê địa điểm và vận hành một số điểm giới thiệu, bán sản phẩm). Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025; với 15 chính sách hỗ trợ cụ thể, trong đó có tới 13/15 chính sách hỗ trợ cho đối tượng là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã...

Cùng với đó, UBND tỉnh đã khẩn trương triển khai và kịp thời ban hành các nghị quyết, chính sách đối với doanh nghiệp, người lao động, người sử dụng lao động nhằm ứng phó với đại dịch Covid-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của dịch bệnh, đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động trên địa bàn tỉnh: Nghị quyết số 13 ngày 14/4/2020 về một số chính sách đặc thù hỗ trợ sản xuất nông nghiệp năm 2020 để ứng phó với dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết số 68, ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, ngày 15/7/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Yên Bái, yêu cầu đến ngày 30/7/2021 các địa phương phải chi trả xong các chính sách hỗ trợ đợt 1, thể hiện sự quan tâm chăm lo và kịp thời của tỉnh Yên Bái trong triển khai các chính sách nhân văn của Đảng, Nhà nước đối với người dân.

Giải pháp phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Bên cạnh những thuận lợi, tỉnh Yên Bái sẽ vẫn còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tình hình diễn biến ngày càng phức tạp, nguy hiểm và hệ lụy lâu dài của dịch bệnh Covid-19 sẽ tác động rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh, đời sống của các hộ gia đình và mỗi người dân. Trước tình hình chung, bên cạnh những giải pháp mang tính cấp bách, kịp thời, Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể tỉnh Yên Bái đã có những giải pháp lâu dài, bền vững đối với khu vực kinh tế tập thể.

Quán triệt sâu sắc và triển khai kịp thời, có hiệu quả các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh Yên Bái về phát triển kinh tế đặc biệt là phát triển kinh tế tập thể, HTX; các nghị quyết, chính sách của Trung ương và các chính sách của tỉnh để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển kinh tế tập thể của tỉnh theo hướng hiệu quả, bền vững; góp phần xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc.

 

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ kiểm tra sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa tập trung theo hướng phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác. Phát triển kinh tế tập thể phải xuất phát từ nhu cầu thực sự của người dân và phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh; đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, xây dựng cộng đồng thân thiện, văn minh, nhất là ở khu vực nông thôn. Chú trọng phát triển các ngành nghề, sản phẩm thế mạnh của địa phương, sản phẩm chủ lực có khả năng xuất khẩu.

Chủ động tiếp cận, ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm phù hợp với quy luật khách quan, dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, xu hướng phát triển và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đẩy mạnh tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, chương trình OCOP, liên kết với doanh nghiệp, HTX và các mô hình kinh tế khác, góp phần tăng cao thu nhập và tạo thêm nhiều việc làm mới; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thành viên và người lao động trong khu vực Kinh tế tập thể.

Tiếp tục hình thành các mô hình HTX hoạt động với quy mô liên thôn, liên xã, liên huyện với những sản phẩm chủ lực của địa phương, gắn với xây dựng, phát triển mô hình kinh tế tập thể, HTX nhanh và bền vững; phát huy hiệu quả trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện đời sống thành viên; phát triển thành viên thông qua thu hút ngày càng nhiều người dân, hộ kinh tế cá thể và tổ chức tham gia HTX. Xây dựng, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới tiêu biểu, hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

MINH THU

 

Tin nổi bật