Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Xuất hiện những vết nứt lớn trong hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á

(DS&PL) -

Sau gần 12 năm đưa vào khai thác, hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á - Hải Vân - xuất hiện hàng loạt vết nứt khiến người tham gia giao thông qua hầm không khỏi lo lắng.

Sau gần 12 năm đưa vào khai thác, hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á - Hải Vân - xuất hiện hàng loạt vết nứt khiến người và phương tiện tham gia lưu thông qua hầm không khỏi lo lắng.

Thời gian qua báo chí phản ánh, các vết nứt xuất hiện nhiều nhất từ 2km đầu tiên theo hướng từ TP Đà Nẵng ra tỉnh Thừa Thiên Huế và có xu hướng gia tăng trên đỉnh nóc hầm. Được biết, hiện tượng nứt ở hầm Hải Vân ngày cang lan rộng kể từ khi dự án mở rộng hầm Hải Vân 2 khiến các phương tiện lưu thông qua hầm hoang mang.

Kể từ ngày 11/7/2016, chủ đầu tư ra thông báo đóng hầm đường bộ Hải Vân 1 hàng ngày từ 13h15 đến 13h45 để thực hiện thi công dự án hầm Hải Vân 2. Dư luận nghi ngờ, nguyên nhân là do việc đóng cửa hầm để nổ mìn thi công hầm Hải Vân 2 gây ảnh hưởng dẫn đến hầm cũ bị nứt.

Ông Lê Quỳnh Mai, Phó Tổng Giám đốc Công ty CPĐT Đèo Cả (đơn vị quản lý khai thác hầm đường bộ Hải Vân 1) cho biết, đơn vị nhận bàn giao quản lý vận hành hầm đường bộ hải Vân 1 vào tháng 1/2016 từ Bộ GTVT. Đến tháng 5/2016 Công ty CPĐT Đèo Cả thực hiện khảo sát toàn bộ các vết nứt trong hầm, xác định có 8 vết nứt ở trạng thái bất lợi, cần sửa chữa để tránh rủi ro về an toàn kết cấu.

Ông Mai khẳng định, những vết nứt còn lại được dư luận phản ánh chủ yếu dựa vào hình ảnh phần sơn epoxy bị bong sau 12 năm sử dụng (tuổi thọ của sơn này chỉ khoảng 5 năm) chứ chưa ai thật sự quan sát chỗ mà họ cho rằng đó là vết nứt. Tại các vị trí sơn epoxy bị bong thường tồn tại vết nứt rất nhỏ, và ảnh hưởng của vết nứt này đến an toàn kết cấu là không đáng kế, do đó không ảnh hưởng đến an toàn giao thông trong hầm Hải Vân 1.

Cũng trao đổi với ông Phạm Thanh Hà, Phó giám đốc Ban QLDA mở rộng hầm Hải Vân giai đoạn 2, cho biết các vết nứt đã xuất hiện từ năm 2014 và chủ yếu là các vết chân chim. Ngoài phần bê tông cốt thép chịu lực, bên ngoài là một lớp vỏ rất dày được ví như chiếc áo trang trí cho hầm. Việc xuất hiện các vết nứt này hoàn toàn không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của hầm Hải Vân, chỉ làm bong tróc lớp sơn epoxy được bảo trì lại từ năm 2013.

Được biết, hầm Hải Vân 1 dài 12 km nối liền tỉnh Thừa Thiên Huế với Đà Nẵng, là hầm đường bộ dài nhất cả nước, trong đó đường dẫn phía bắc dài khoảng 1,7 km, hầm dài 6,2 km, đường dẫn phía nam 4 km.

Do hầm Hải Vân 1 chưa đủ đáp ứng lượng phương tiện gia tăng, Bộ Giao thông Vận tải đã quyết định mở rộng hầm lánh nạn thành hầm đường bộ Hải Vân 2 với 4 làn xe, phục vụ phương tiện từ năm 2020.

Hầm Hải Vân 2 được thiết kế hai ống hầm rộng 9,7 m cho phương tiện chạy một chiều, trong mỗi ống đảm bảo 2 làn xe rộng 7m...

Hầm đường bộ Hải Vân nối Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á được khánh thành vào tháng 6/2005 sau 5 năm thi công với tổng vốn đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng từ nguồn ODA Nhật Bản.

Hệ thống hầm đường bộ xuyên núi Hải Vân gồm một hầm chính gần 6,3 km, hầm thoát hiểm chạy song song hầm chính, hầm thông gió và 15 hầm ngang dành cho thoát hiểm. Trước năm 2016, hầm Hải Vân do cơ quan nhà nước quản lý.

Hiện hầm được giao cho Công ty CP Đèo Cả khai thác và tiếp tục đầu tư xây dựng tuyến hầm Hải Vân thứ hai chạy song song với đường hầm cũ.

Hoàng Giang (T/h)

Tin nổi bật