Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Xót xa thân phận những cô dâu Việt ở Trung Quốc

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Bị chồng đánh đập, cuộc sống tủi nhục đến mức phải bỏ trốn,… là những thảm cảnh mà một số phụ nữ Việt đã phải chịu đựng khi làm dâu ở Trung Quốc.

(ĐSPL) – Bị chồng đánh đập, cuộc sống tủi nhục đến mức phải bỏ trốn,… là những thảm cảnh mà một số phụ nữ Việt đã phải chịu đựng khi làm dâu ở Trung Quốc.

Bị chồng đánh đập vì không thể vác củi trên núi

Do cuộc sống khó khăn nên ông Lý Văn T. (ấp Xóm Lẫm, xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu (Bạc Liêu) đã đồng ý gả con gái là Lê Thị Đ. sang Trung Quốc với mong muốn con gái được hạnh phúc, thoát khỏi cảnh nghèo và có thể phần nào đỡ đần kinh tế cho gia đình.

Thông qua người môi giới, Đ. được đưa từ Bạc Liêu lên TP.HCM rồi sau đó ra Hà Nội và xuất ngoại qua cửa khẩu Lạng Sơn sang Trung Quốc làm vợ một người đàn ông có tên A Hào mà không có cưới hỏi. Trước khi Đ. xuất cảnh, người môi giới đưa vợ chồng ông T. 12 triệu đồng xem như “sính lễ” của nhà trai.

Hai cô dâu Việt tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ảnh minh họa: AFP

Thời gian đầu làm dâu bên xứ người, Đ. hay gọi điện về nước hỏi thăm gia đình. Nhưng sau 3 tháng lấy chồng ngoại, cô gọi điện về kể rằng bị chồng là A Hào đánh đập vì không thể vác củi trên núi.

“Đ. nói rằng thường bị A Hào giữ điện thoại rồi giấu luôn hộ chiếu. Con tôi điện về khóc sướt mướt kêu gia đình kiếm tiền trả cho người mai mối và A Hào để được yên thân về nước”, ông T. chia sẻ trên Zing.vn.

Sáng ngày 6/6/2012, ông T. đã đến gặp lãnh đạo Phòng Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu để nhờ công an giải cứu con gái bị chồng Trung Quốc đánh đập.

Ngày đêm bị bạo hành nơi đất khách quê người

Chị Nguyễn Thị Diễm P., 23 tuổi, thành phố Cần Thơ, Việt Nam đã phải sống những chuỗi ngày đau đớn, tủi nhục với người chồng Dong Ji Wo ở Trung Quốc.

“Lần nào nó cũng chỉ nháy máy gọi về rồi bên này nạp tiền gọi qua. Chồng nó không cho liên lạc về nhà, tịch thu mọi giấy tờ tùy thân. Nhà phải sống trên núi, ăn uống thì không hợp, ngôn ngữ thì không biết, nhà vệ sinh cũng không có”, bà ngoại P. kể.

Một đêm, P. đã tự trốn thoát khỏi nhà chồng. Một mình đi bộ lang thang hơn 3h đồng hồ, đến khi trời gần sáng thì cô bị cảnh sát Trung Quốc bắt lại và nhốt vào tù vì không có giấy tờ tùy thân.

Sau đó, P. đành gọi về cho chồng đến chuộc rồi bi kịch cuộc đời cô lại thảm hơn trước.

Cả nhà chồng đã nhốt cô vào trong chuồng heo và dùng lửa đốt xung quanh cho đến ngất xỉu. Sau đó, bố mẹ chồng đã đổ nước lên người con dâu cho tỉnh lại. Đến chiều, tức giận vì con dâu bỏ trốn, nhà chồng cô tiếp tục dùng gậy đánh đập P. đến thâm tím người. 

3 cô dâu Việt hội ngộ trong bệnh viện thần kinh ở Trung Quốc

Cuộc đời của ba cô dâu Việt bỗng nhiên hội ngộ tại Bệnh viện Điều dưỡng bệnh nhân thần kinh Phúc Châu (Trung Quốc) đều bi thảm.

Ba cô dâu Việt trong một bệnh viện tại Phúc Kiến, Trung Quốc.

Theo tin tức trên báo Pháp luật, sáng 22/12, tại Bệnh viện Điều dưỡng bệnh nhân thần kinh thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, bác sĩ Lâm Huy - giám đốc và bác sĩ Chu Phong - trưởng khoa trị liệu của bệnh viện, cho biết, ba phụ nữ Việt được cảnh sát Phúc Châu tìm thấy và đưa vào bệnh viện ở những thời điểm khác nhau.

Người trẻ nhất trong số ba cô là Tô Thị H. (sinh năm 1990, quê ở Bắc Giang) được tìm thấy khi đang vất vưởng ngoài đường vào giữa năm 2011.

Số phận của H. bắt đầu được hé mở dần khi vào tháng 7/2012, cảnh sát Phúc Châu phát hiện thêm cô Mai Thị S. (có khi xưng là Nai, sinh năm 1966, quê ở Hải Phòng) đang vất vưởng ngoài đường, trên người không mảnh áo quần và trong trạng thái tâm thần hoảng loạn nặng hơn H. Cả hai đều chỉ nói được 2 tiếng "Việt Nam".

Tại bệnh viện, H. cho biết, khi sang Phúc Kiến, cô bị gia đình chồng đánh đập, ngược đãi do chân, tay bị tật, không làm được những công việc nặng nhọc. Chỉ vài tháng sau, H. bị nhà chồng đuổi ra khỏi nhà và không được mang theo hành lý lẫn giấy tờ tùy thân.

Cô Mai Thị S. có quê gốc tại một xã ở huyện An Dương (Hải Phòng). Các bác sĩ cho biết, cô S. hay ngồi thẫn thờ, có khi cười nói một mình và không nhớ rành mạch thời gian sống tại Trung Quốc. Cô chỉ nhớ bị lừa gả sang Trung Quốc từ nhiều năm và bị sang tay làm vợ nhiều người, nhiều nơi và bị đuổi ra đường.

Trong khi câu chuyện của H. và S. đang được xác minh thì đầu năm 2013, cảnh sát Phúc Châu lại phát hiện một phụ nữ khác đang lang thang trên đường phố, quần áo rách rưới với tình trạng tâm lý rất tồi tệ, và cũng chỉ luôn miệng hai tiếng “Việt Nam”.

Đó là trường hợp của cô Trịnh Thị H. (quê ở Bắc Giang). H. cho biết, cô bị lừa bán vào tháng 6/2008, khi được một người quen dẫn sang Trung Quốc lao động. Cuộc sống nơi đất khách quê người đầy tủi nhục và cuối cùng, H. đã hội ngộ đồng hương trong bệnh viện thần kinh.

Tin nổi bật