Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Xót thương bé trai bị hoại tử bàn tay trái do đắp hạt đậu chữa rắn cắn

(DS&PL) -

Bé trai 10 tuổi bị rắn hổ mang cắn, thay vì đưa đến bệnh viện, phía gia đình đã đắp thuốc lá và hạt đậu khiến bàn tay trái của cháu bé bị hoại tử đến tím đen.

Bé trai 10 tuổi bị rắn hổ mang cắn, thay vì đưa đến bệnh viện, gia đình lại đắp thuốc lá và hạt đậu khiến bàn tay trái của cháu bé bị hoại tử đến tím đen.

Chia sẻ với báo chí ngày 16/8, bác sĩ Nguyễn Thành Nam, Phụ trách Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, vừa tiếp nhận bệnh nhi T.K.V (10 tuổi, ở Bắc Kạn) bị rắn độc cắn.

Theo bác sĩ Nam, bệnh nhi V. được đưa đến bệnh viện trong tình trạng hoại tử rộng mu bàn tay trái (chỗ bị rắn cắn), hoại tử ngón tay 4 và 5, hoại tử thâm đen diện rộng cánh tay trái, lan ra vùn cổ và hố thượng đòn, cơ ngực lớn trái.

Theo gia đình bệnh nhi, bé bị rắn hổ mang bành cắn vào mu bàn tai trái. Sau đó, gia đình chỉ dùng thuốc lá và hạt đậu lào đắp lên vết thương khiến bé bị đau nhức, sưng nề, hoại tử lan rộng. Gia đình đưa bé đến bệnh viện tỉnh, sau đó đến Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).

Bàn tay bị hoại tử sau khi rắn cắn. Ảnh: VnExpress

Tại Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ đã chỉ định cho sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn hổ đất. Mặc dù được dùng huyết thanh kháng nọc rắn hổ đất nhưng bệnh nhân đến viện muộn khi vết hoại tử đã sưng nề, phát triển lan rộng. Tuy có dấu hiệu phục hồi song liệu trình điều trị cho bệnh nhi sẽ còn nan giải.

Theo các bác sĩ, sau khi đã điều trị đủ huyết thanh kháng độc và kháng sinh sẽ phải hội chẩn ngoại khoa và chuyển viện bỏng quốc gia để xử trí vết thương và hoại tử tại chỗ.

Bác sĩ Nam cho biết, hiện là mùa mưa, mùa sinh sôi phát triển của rắn. Một tháng qua tuần nào khoa cũng có 1-3 bệnh nhân bị rắn cắn phải nhập viện. Bệnh nhân chủ yếu ở các vùng trung du, miền núi như Hà Tây, Lai Châu, Hòa Bình, Bắc Kạn, Yên Bái. Nhiều bệnh nhân đến viện muộn, bị sưng nề, hoại tử lan rộng.

Bác sĩ khuyên, khi bị rắn độc cắn cần sơ cứu đúng cách để hạn chế thấp và chậm nhất sự xâm nhập của nọc độc vào trong cơ thể. Sau đó đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có điều kiện để cấp cứu kịp thời. Lưu ý không cố gắng hút nọc độc của rắn, trích, rạch, châm, chọc tại vùng vết cắn hoặc gây điện giật, chườm đá...Khi bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện như trường hợp rắn độc cắn, ít nhất trong 12 giờ đầu. Nếu bị rắn độc cắn, đến bệnh viện trễ sau 12-24 giờ, kết quả điều trị rất kém hoặc không hiệu quả.

Hoàng Yên (T/h)

Tin nổi bật