Sân bay quốc tế Đà Nẵng “vượt mặt” sân bay Tân Sơn Nhất về xếp hạng theo kết quả khảo sát của hãng hàng không Dragonair (Ảnh Người lao động). |
Ngày 31/10, Hãng hàng không Dragonair (Hong Kong) kết quả khảo sát chất lượng dịch vụ nhà ga cũng như chất lượng cung cấp phục vụ thương mại mặt đất tại 96 sân bay mà hãng này đang khai thác trong tháng 6/2014.
Trong số 10 sân bay kém nhất tại Châu Á do Website The Guide to Sleeping in Airports được công bố cách đây không lâu, có tên 2 sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất của Việt Nam. Đây là một trang mạng thành lập cách đây 10 năm, với mục tiêu hướng dẫn du khách trẻ tuổi du lịch tiết kiệm. Không khí oi bức, du khách đi lại lộn xộn và môi trường thiếu vệ sinh là những lý do khiến sân bay quốc tế Nội Bài xếp ở vị trí thứ 5. Năm 2013, Nội Bài đã có tên trong danh sách các sân bay bị đánh giá kém và năm nay có thêm sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất trong danh sách này ở vị trí thứ 8. Cơ sở vật chất tại Tân Sơn Nhất cũng bị đánh giá chỉ ở mức trung bình, trong khi mức độ vệ sinh không ổn định. Ngoài ra, điều hòa nhiệt độ và mạng wifi chập chờn cũng là điểm trừ ở Tân Sơn Nhất trong lòng du khách. |
Theo đó, sân bay quốc tế Đà Nẵng xếp thứ 3, “vượt mặt” sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất xếp thứ 19. Sân bay Nội bài không có mặt trong bảng xếp hạng này.
Được biết, hãng hàng không Dragonair đã khảo sát từ hành khách để bình bầu kết quả về chất lượng dịch vụ tại nhà ga (thái độ nhân viên phục vụ, mỹ quan, hạ tầng và các dịch vụ phi hàng không như: Ăn uống, giải khát tại nhà ga hành khách). Cùng với đó, hãng này cũng khảo sát từ phi hành đoàn để đánh giá chất lượng cung cấp phục vụ thương mại mặt đất (cầu dẫn khách, chất lượng xe chở khách, đội ngũ nhân viên phục vụ trực tiếp trên tàu bay).
Phát biểu về thông tin này, lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết trên báo Người lao động, đây là một kênh để tham khảo. Sân bay quốc tế Đà Nẵng được đánh giá tốt có thể do ấn tượng của hành khách về nhà ga quốc tế mới được nâng cấp và đưa vào sử dụng cuối năm 2011. So với các sân bay khác trong nước, sân bay Đà Nẵng có cách tổ chức khai thác hợp lý, khoa học hơn. Thái độ làm việc của nhân viên cũng tốt hơn, phong trào "4 xin, 4 luôn" (xin chào, xin phép, xin lỗi, xin cảm ơn và luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn giúp đỡ và luôn thấu hiểu) được triển khai mạnh mẽ. Tuy nhiên, để hoàn thiện hơn, sân bay quốc tế Đà Nẵng vẫn còn nhiều việc phải làm, từ đầu tư hạ tầng, mở rộng nhà ga hành khách, trang bị thêm thiết bị, các dịch vụ tiện ích cho hành khách…
Được dẫn lời trên báo Vnexpress, Phó cục trưởng Hàng không Võ Huy Cường cho hay, lợi thế của sân bay Đà Nẵng chính là mật độ khai thác chưa cao. “Tôi đã đi kiểm tra và khẳng định nhà ga nội địa tại Đà Nẵng là tốt nhất Việt Nam dù diện tích không lớn”, ông Cường nói.
Theo ông Cường, hạn chế của ga quốc tế tại sân bay Đà Nẵng là mới có một cầu hành khách. Chuyến thứ hai mà cùng giờ, nếu muốn dùng cầu hành khách phải đi qua một hành lang dài khoảng 150 m ở nhà ga nội địa. Nếu một tàu bay lớn chở khoảng 300 hành khách sẽ rất chật chội. Thời gian tới, nếu không nhanh chóng có giải pháp, ga quốc tế này khó lòng cung cấp một dịch vụ gọi là tốt nhất được.