Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Xe cứu hỏa có sai luật khi đi ngược chiều trên cao tốc?

  • Thục Hiền
(DS&PL) -

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, xe cứu hổ nói riêng và các loại xe được quyền ưu tiên nói chung được phép đi vào đường ngược chiều.

Xe cứu hỏa có sai luật khi đi ngược chiều trên cao tốc?

Căn cứ vào Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008, xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ không bị hạn chế tốc độ, được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông. Ngoài ra, loại xe này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định.

Xe cứu hỏa có sai luật khi đi ngược chiều trên cao tốc? Ảnh minh hoạ

Như vậy theo quy định nêu trên, xe chữa cháy được phép đi vào đường ngược chiều trên cao tốc khi đi làm nhiệm vụ. Các xe khác khi tham gia giao thông, nếu thấy có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên như xe chữa cháy thì phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường, không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Ngoài ra, quy định xe chữa cháy được phép đi ngược chiều trên cao tốc còn được đề cập tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Cụ thể, Điểm a Khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.

Theo quy định này, xe chữa cháy (thuộc nhóm các xe ưu tiên) khi đang đi làm nhiệm vụ hoàn toàn được phép đi ngược chiều trên đường cao tốc.

Không nhường đường cho xe ưu tiên bị xử lý như thế nào?

Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt”, hành vi không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ sẽ bị phạt tiền từ 2-3 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-3 tháng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô (điểm d, khoản 6; điểm b, khoản 12, Điều 5).

Phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại tương tự xe gắn máy (điểm đ, khoản 5; điểm b, khoản 12, Điều 6).

Phạt tiền từ 400-600 nghìn đồng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (điểm h, khoản 4, Điều 7).

Tin nổi bật