Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

WHO: Đậu mùa khỉ không có khả năng trở thành đại dịch

(DS&PL) -

WHO đang xem xét liệu đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ có nên được đánh giá là "Tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế" (PHEIC) hay không.

Một quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ bên ngoài châu Phi sẽ không có khả năng trở thành đại dịch, đồng thời nói thêm rằng vẫn chưa rõ liệu những người nhiễm bệnh không triệu chứng có thể lây cho người khác hay không, Reuters đưa tin. 

Hơn 300 trường hợp nghi nhiễm và được xác nhận mắc bệnh đậu mùa khỉ đã được báo cáo vào tháng 5 vừa qua, chủ yếu ở châu Âu. Đậu mùa khỉ là căn bệnh lây nhiễm khi tiếp xúc gần, các triệu chứng giống với cúm và phát ban đặc biệt. 

WHO đang xem xét liệu đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ có nên được đánh giá là "Tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế" (PHEIC) hay không. Tuyên bố này từng được thực hiện với COVID-19 và Ebola, sẽ giúp đẩy nhanh nghiên cứu và được tài trợ để ngăn chặn dịch bệnh.

Khi được hỏi liệu đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ này có tiềm năng phát triển thành đại dịch hay không, Trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về bệnh đậu mùa khỉ Rosamund Lewis cho biết: "Chúng tôi không biết rõ nhưng tình hình có thể sẽ không trở nên tồi tệ như vậy. Hiện tại, chúng tôi không lo ngại về một đại dịch toàn cầu".

WHO cho biết, cho biết, đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ bên ngoài châu Phi sẽ không có khả năng trở thành đại dịch. Ảnh: Reuters.

Sau khi mắc bệnh đậu mùa khỉ, thời gian phát ban nổi lên và đóng vảy được coi là thời kỳ lây nhiễm nhưng có rất ít thông tin về khả năng lây nhiễm của virus đối với những bệnh nhân không có triệu chứng. 

"Chúng tôi thực sự vẫn chưa biết liệu bệnh đậu mùa khỉ không triệu chứng có lây nhiễm hay không, với những ca bệnh trước đây thì không. Điều này cần được xác định thêm", bà Lewis nói thêm.

Hầu hết các ca bệnh đậu mùa khỉ cho đến nay đều xảy ra ở châu Âu chứ không phải ở các nước Trung và Tây Phi, nơi virú lưu hành và chủ yếu không liên quan đến du lịch.

Do đó, các nhà khoa học đang xem xét điều gì có thể giải thích cho sự gia tăng bất thường này của các ca bệnh, trong khi các cơ quan y tế công cộng nghi ngờ có sự lây nhiễm từ cộng đồng ở một mức độ nào đó.

Một số quốc gia đã bắt đầu cung cấp vaccine cho những trường hợp tiếp xúc gần với những ca bệnh được xác nhận.

Bích Thảo (Theo Reuters) 

Tin nổi bật