Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

WHO có thể sớm phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V

(DS&PL) -

Theo chia sẻ mới đây của Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko, thủ tục phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V tại WHO sắp hoàn tất.

Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko cho biết tất cả các rào cản trong việc phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V COVID-19 tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã được xóa bỏ và chỉ còn một số thủ tục giấy tờ cần được hoàn thành.

Được biết, vaccine Sputnik V đã được sử dụng rộng rãi ở Nga và được chấp thuận ở hơn 70 quốc gia khác trên thế giới. Hiện nay, WHO và Cơ quan Thuốc Châu Âu (EMA) xem xét phê duyệt cho loại vaccine này. Sau khi được WHO và EMA chấp thuận, vaccine Sputnik V có thể được bán ở nhiều thị trường khác, đặc biệt là châu Âu. 

Vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V. Ảnh: Reuters

Trước đó, ông Mikhail đã có cuộc gặp với Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tại Geneva (Thuỵ Sĩ). 

Hãng thông tấn Interfax dẫn lời ông Murashko cho biết: "Quan điểm của Nga về việc quảng bá và đăng ký vaccine Sputnik V đã được lắng nghe, chúng tôi đã loại bỏ tất cả các vấn đề trong cuộc gặp.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Y tế Nga cho biết công ty phụ trách việc đăng ký cho vaccine Sputnik V tại WHO chỉ "phải ký một vài tài liệu, nộp một vài giấy tờ bổ sung". Reuters cho biết hiện phía WHO chưa đưa ra bình luận về tuyên bố trên của Bộ trưởng Murashko. 

Trước đó, hồi tháng 7, WHO cho biết họ đang xem xét cách Nga sản xuất vaccine Sputnik V và phát hiện ra một số vấn đề trong khâu đóng gói tại một nhà máy. Tuy nhiên, phía nhà sản xuất cho biết kể từ đó họ đã giải quyết được các vấn đề khiến WHO bận tâm.

Được biết, vaccine Sputnik V là vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên được phê duyệt tại Nga vào năm 2020. Vaccine này được phát triển dựa trên nền tảng vector adenovirus. Vaccine sẽ được theo 2 mũi, cách nhau khoảng 3 tuần. Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng, vaccine Sputnik V đạt hiệu quả lên tới 91,6%. Riêng đối với tình nguyện viên trên 60 tuổi, tỉ lệ này là 91,8%. Sau khi tiêm, 98% tình nguyện viên có kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2. 

Minh Hạnh (Theo Reuters)

Tin nổi bật