Chính quyền Tổng thống Donald Trump lo ngại Trung Quốc có thể dùng 300.000 người dân nước này đang sống và làm việc tại Mỹ trở thành gián điệp công nghiệp.
Hôm 19/6 vừa qua, Washington đã đưa ra một báo cáo chi tiết về cuộc "xâm lược kinh tế" của Trung Quốc. Báo cáo dài 35 trang được Nhà Trắng đưa ra có tiêu đề là "Sự xâm lược kinh tế của Trung Quốc đe dọa ngành công nghệ, sở hữu trí tuệ của Mỹ và toàn cầu", xuất hiện chỉ một ngày sau khi ông Trump dọa sẽ áp dụng thêm gói thuế 200 tỷ USD nhằm vào hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, xét về sức mua ngang nhau, nền kinh tế Trung Quốc đã vượt qua Mỹ vào năm 2013. Đó có thể là ước tính tồi tệ nhất về sức mạnh tương đối kể từ khi Napoléon III phát động một cuộc chiến tranh trên đất Phổ vào năm 1870.
Sức mua của Trung Quốc và MỸ qua từng thời kỳ. Ảnh: Asia Times |
Mỹ đã đề xuất một cuộc chiến thương mại trong khi vẫn cần phải vay 1 nghìn tỷ USD mỗi năm để tài trợ thâm hụt chính phủ trong thời gian tới, và phải vay một phần lớn số tiền đó ở nước ngoài.
Theo Nhà Trắng, Trung Quốc hiện đã, đang và sẽ "tìm cách ăn cắp các công nghệ và sở hữu trí tuệ của Mỹ". Hành động này của Trung Quốc được Nhà Trắng đánh giá là một cuộc "xâm lược kinh tế" với hàng loạt thủ đoạn như đánh cắp công nghệ, lách luật kiểm soát nhập khẩu của Mỹ, làm hàng giả và vi phạm bản quyền.
Và báo cáo cũng tuyên bố rằng 300.000 người Trung Quốc hiện học tập, làm việc tại Mỹ có thể ăn cắp bí mật, mặc dù số liệu không đưa ra ước tính cụ thể có bao nhiêu người trong số 300.000 đối tượng có khả năng làm điều này hoặc có bao nhiêu bí mật bị đánh cắp.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump lo ngại về số lượng gián điệp công nghiệp Trung Quốc. Ảnh: National Post |
Khoảng 15 năm trước, khi Trung Quốc bắt đầu chuyển dịch sang các thiết bị điện tử công nghệ cao, các công ty nước này đã thường xuyên vi phạm bản quyền dữ liệu. Trước năm 2003, khi công ty viễn thông hàng đầu của Trung Quốc Huawei thú nhận nâng cấp mã máy tính từ Cisco, công ty Trung Quốc có ít dự án nghiên cứu và phát triển của riêng mình.
Ngày nay, Huawei chi 14 tỷ USD mỗi năm cho hoạt động nghiên cứu và dự định tăng chi tiêu của lên 20 tỷ USD/năm trong vài năm tới. Huawei cũng sở hữu khoảng 1/10 bằng sáng chế quan trọng cho băng rộng di động 5G.
Theo Washington, không chỉ tăng vi phạm sở hữu trí tuệ mà chính quyền Trung Quốc còn tăng nhiều chính sách bảo hộ nền kinh tế trong nước khiến các đối thủ nước ngoài thua thiệt.
"Với quy mô của nền kinh tế Trung Quốc, mức độ minh bạch của các chính sách bóp méo thị trường và ý định của Trung Quốc nhằm thống trị các ngành công nghiệp trong tương lai, hành vi, chính sách và hành vi xâm lược kinh tế của Trung Quốc hiện đang nhắm vào các công nghệ và sở hữu trí tuệ đe dọa không chỉ nền kinh tế Mỹ mà còn là là cả hệ thống kinh tế toàn cầu", báo cáo của Nhà Trắng khẳng định.
PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo Asia Times)