Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vung tay mua sắm, VNPT lãng phí hàng chục tỷ đồng

(DS&PL) -

Tập đoàn VNPT và các công ty con của mình bị phát hiện nhiều sai phạm liên quan đến việc đầu tư mua sắm lãng phí và tự ý thay đổi nguồn gốc thiết bị nhập khẩu với số tiền

Tập đoàn VNPT và các công ty con của mình bị phát hiện nhiều sai phạm liên quan đến việc đầu tư mua sắm lãng phí và tự ý thay đổi nguồn gốc thiết bị nhập khẩu với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng.

Như tin đã đưa, ngoài việc bị Thanh tra bộ Tài chính đề xuất truy thu 97,5 tỷ đồng do kê khai thiếu thuế, VNPT và các công ty con của mình còn bị phát hiện nhiều sai phạm liên quan đến việc đầu tư mua sắm lãng phí và tự ý thay đổi nguồn gốc thiết bị nhập khẩu với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng.

Đầu tư lãng phí hàng chục tỷ đồng

Đây là một nội dung được đặc biệt lưu tâm tại kết luận thanh tra bộ Tài chính ngày 10/11 đối với tập đoàn VNPT và các công ty thành viên. Theo đó, do công tác khảo sát thiết kế chưa sát với nhu cầu của dự án đã phê duyệt, dẫn đến số lượng thiết bị vật tư mời thầu và mua về từ năm 2015 nhiều hơn thực tế rất nhiều lần. Tính đến thời điểm thanh tra (tháng 8/2017), Tổng công ty Hạ tầng mạng phải điều chuyển thiết bị vật tư thừa so với phê duyệt cho các Trung tâm quản lý và sử dụng dần, giá trị lên tới gần 34 tỷ đồng. Trong đó, ban quản lý dự án Hạ tầng 1 hơn 8 tỷ đồng và ban quản lý dự án Hạ tầng 2 là gần 26 tỷ đồng.

Theo LS Trần Đình Triển, cần làm rõ mức độ các vi phạm tại VNPT và xử lý nghiêm khắc.

Kế đó, Tổng công ty Hạ tầng mạng đã điều chuyển số lượng thiết bị, vật tư này cho các đơn vị quản lý và sử dụng dần gồm: chuyển cho trung tâm Hạ tầng mạng miền Bắc gần 5 tỷ đồng; chuyển cho trung tâm hạ tầng mạng miền Nam là gần 25 tỷ đồng, trung tâm hạ tầng miền Trung gần 4 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Tổng công ty Hạ tầng mạng thì đến thời điểm 22/9/2017, tổng số vật tư còn lại tại các trung tâm vẫn còn đến hơn 10 tỷ đồng

Thiết bị mua sắm theo kiểu “treo đầu dê, bán thịt chó”

Theo quy định, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam có tổng mức đầu tư từ 70 tỷ đồng trở lên đều do tập đoàn phê duyệt và giao cho Tổng công ty Hạ tầng mạng thực hiện và quản lý. Kiểm tra 3 trong số các dự án của VNPT cho thấy, một số vật tư thiết bị nhập bị thay đổi xuất xứ nước sản xuất và đơn giá so với hồ sơ dự thầu, hợp đồng trúng thầu.

Đối chiếu với thực tế nhập khẩu thiết bị (thể hiện tại tờ khai hàng hóa nhập khẩu thông quan và các biên bản bàn giao thiết bị), chủ đầu tư đã tự ý cho thay đổi xuất xứ nước sản xuất một số vật tư thiết bị với giá hơn 66 tỷ đồng.

Cụ thể, dự án “Trang bị hệ thống vô tuyến 3G khu vực 7 tỉnh miền Bắc mạng VinaPhone năm 2015- Mã DA:5615012, tổng công ty Hạ tầng mạng ký hợp đồng nhập khẩu thiết bị NODER xuất xứ Nokia/Finland nhưng theo tờ khai nhập khẩu thông quan thì thiết bị này được nhập từ… CHINA; giá trị thiết bị này đã thanh toán theo giá trúng thầu là 61.623,7 USD, tương ứng gần 1,4 tỷ đồng.

Dự án “Trang bị hệ thống truyền dẫn Đông Bắc năm 2015- mã DA 5615010, tổng công ty Hạ tầng mạng ký hợp đồng ghi rõ thiết bị có xuất xứ US (Mỹ) nhưng thực tế lại nhập từ Malaysia, giá trị thiết bị đã thanh toán là 80.033,96 USD tương ứng gần 1,8 tỷ đồng.

Thanh tra bộ Tài chính khẳng định, việc thay đổi xuất xứ thiết bị nhập khẩu của 2 dự án nói trên do tổng công ty Hạ tầng mạng thực hiện nhưng chưa báo cáo tập đoàn xem xét, quyết định. Tổng công ty này cũng chưa thực hiện xử phạt vi phạm hợp đồng do thay đổi xuất xứ thiết bị nhập khẩu của 2 dự án đầu tư này theo Luật thương mại.

Dự án “Phát triển mạng vô tuyến các tỉnh phía Nam giai đoạn 2014-2015, mã DA: 9014006, theo hợp đồng thì thiết bị có xuất xứ từ G7/Country, Canada nhưng thực tế lại nhập từ CHINA, THAILAN. Giá trị của thiết bị đã thanh toán theo giá trúng thầu là 2.641.874,3 USD (tương ứng gần 57 tỷ đồng). Việc thay đổi xuất xứ thiết bị đã được báo cáo lên Tập đoàn và đã được chấp thuận, đồng thời chỉ đạo phạt vi phạm hợp đồng do thay đổi xuất xứ thiết bị với mức phạt chỉ 5% giá trị thiết bị thay đổi xuất xứ. Nhà thầu cam kết thiết bị thay đổi đáp ứng toàn bộ các yêu cầu về kỹ thuật hợp đồng và tăng thời gian bảo hành của thiết bị lên 6 tháng.

Nếu đủ dấu hiệu vi phạm, cần truy cứu trách nhiệm hình sự

Để rộng đường dư luận, PV báo Người Đưa Tin cũng đã có liên hệ với tập đoàn VNPT để làm rõ những nội dung được đề cập kể trên bao gồm trách nhiệm của tập đoàn trong việc kê khai thuế cũng như có hay không việc "nhắm mắt làm ngơ" để các đơn vị thành viên vung tay mua sắm thiết bị theo kiểu “sự đã rồi”? Tuy nhiên, chỉ nhận được câu trả lời qua quýt và chung chung từ phía VNPT: “Đã có giải trình với bộ Tài chính và sẽ đảm bảo thực hiện theo các yêu cầu của kết luận, bao gồm cả hình thức xử lý các đơn vị thành viên VNPT được nêu trong kết luận thanh tra”. 

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, luật sư Trần Đình Triển, Trưởng văn phòng luật sư Vì Dân cho biết không phải đến bây giờ VNPT mới “dính” phải những vấn đề có liên quan đến kê khai sai và thiếu thuế. Nhìn nhận khách quan, khi một đơn vị nào bị Nhà nước truy thu thuế thì cơ quan thuế phải có trách nhiệm xem xét xem liệu có dấu hiệu của việc bằng mọi cách trốn thuế hay không? Và nếu có thì phải có trách nhiệm chuyển hồ sơ sang cho cơ quan chức năng để làm rõ.

“Đặc biệt, trong việc đầu tư vào các dự án của Nhà nước mà hợp đồng quy định là A nhưng thực tế mua sắm lại là B, đưa ra số liệu lớn để nhập khẩu máy móc một cách lãng phí rồi không dùng đến, đề xuất mua hàng nước này nhưng lại nhập khẩu của nước khác,… Tất cả những dấu hiệu này, cơ quan chức năng cũng phải xem xét xem mức độ vi phạm ra sao. Nếu cố ý làm trái thì phải tùy theo mức độ để xử lý hình sự” luật sư Triển cho biết.


Tin nổi bật