Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ Trung Quốc bắt giữ 2 công dân Canada: 143 học giả kêu gọi thả người

(DS&PL) -

Một nhóm gồm 143 học giả và nhà cựu ngoại giao đã ký một bức thư ngỏ gửi tới Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình yêu cầu trả tự do cho 2 công dân Canada.

Một nhóm gồm 143 học giả và nhà cựu ngoại giao đã ký một bức thư ngỏ gửi tới Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình yêu cầu trả tự do cho 2 công dân Canada.

143 chuyên gia kêu gọi Trung Quốc trả tự do cho 2 công dân Canada bị bắt giữ. Ảnh: Getty

Bức thư có chữ ký của 116 học giả và 27 nhà cựu ngoại giao từ 19 quốc gia kêu gọi trả tự do cho cựu nhà ngoại giao Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor – những người đã bị giam giữ trong 6 tuần kể từ ngày 10/12/2018. Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Bắc Kinh và Ottawa.

Cả 2 người Canada đều bị cáo buộc gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia Trung Quốc. Tuy nhiên, phía Canada lại cho rằng các vụ bắt giữ có động cơ chính trị, cụ thể là Trung Quốc muốn trả đũa vụ Ottawa bắt giám đốc tài chính của Tập đoàn Huawei Mạnh Vãn Châu theo đề xuất của Mỹ.

Những chuyên gia ký vào lá thư cho biết họ quan ngại sâu sắc với việc bắt giữ 2 công dân Canada. Trong 143 người, có các nhà ngoại giao từng là đại sứ tại Trung Quốc của các nước Canada, Mỹ, Anh, Australia, Đức, Thụy Điển, Mexico, 2 cựu bộ trưởng ngoại giao từ Anh và Úc.

Bức thư viết rằng 2 công dân Canada bị bắt giữ là ông Kovrig - nhà cựu ngoại giao ở Bắc Kinh, chuyên gia cao cấp tại tổ chức International Crisis Group đã “thường xuyên gặp gỡ các quan chức, nhà nghiên cứu và học giả để hiểu rõ hơn về vị thế của Bắc Kinh trong hàng loạt các vấn đề quốc tế quan trọng”. Trong khi đó, ông Spavor - doanh nhân có quan hệ với Triều Tiên, “đã dành thời gian để xây dựng quan hệ giữa Triều Tiên với Trung Quốc, Canada, Mỹ và cộng đồng quốc tế”.

Lá thư cho rằng việc bắt giữ 2 công dân dường như đã gửi thông điệp rằng: “Việc thực hiện các hoạt động có tính xây dựng không được chào đón, thậm chí là đầy rủi ro ở Trung Quốc”.

“Giờ đây chúng tôi phải thận trọng hơn khi đi du lịch và làm việc ở Trung Quốc cũng như hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng thiếu hụt đối thoại và các bên sẽ ngày càng mất niềm tin lẫn nhau”, lá thư khẳng định.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo SCMP)

Tin nổi bật