Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ trộm hơn 10 kg vàng ở Hà Nội: Lời khai bất ngờ của "siêu trộm"

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Tại phiên tòa xét xử Kiên cho rằng mình chỉ là người đi bán vàng hộ còn kẻ gây ra vụ trộm xe vàng là người đàn ông tên Vương, quốc tịch Trung Quốc.

(ĐSPL) - Tại phiên tòa xét xử Kiên cho rằng mình chỉ là người đi bán vàng hộ còn kẻ gây ra vụ trộm xe vàng là một đối tượng tên Vương, người Trung Quốc.

Theo báo Công lý, sáng 27/12, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử Vũ Duy Kiên (SN 1978, trú tại phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) về tội Trộm cắp tài sản.

Bị cáo Vũ Duy Kiên tại phiên tòa xét xử - Ảnh: báo ANTĐ

Báo Tri thức trực tuyến thông tin, theo cáo trạng, từ cuối tháng 11/2015, Kiên liên tục qua nhà, cửa hàng vàng của ông Phi quan sát, tìm hiểu quy luật vận chuyển tiền, vàng của chủ và nhân viên. Nắm được quy luật trên, anh ta lên mạng tìm hiểu cách mở cửa xe ôtô bằng dây dù đồng thời đặt mua chìa khóa vạn năng để phá khóa xe.

Sáng sớm 7/1, Vũ Duy Kiên tiếp cận xe chở vàng của ông Phi cạy cửa, mở khóa ổ điện để ở trạng thái chờ nổ máy.

Lúc sau, Kiên thấy nhân viên của chủ nhà để hòm tiền, vàng vào vào cốp xe rồi ra cửa hàng nên đi tới mở cửa, nổ máy, lái đi. Khi tới cầu vượt đường sắt Phú Lương (Hà Đông), tên trộm đỗ lại lấy vàng, tiền, bỏ xe lại bên đường.

Cơ quan điều tra xác định Kiên đã lấy khoảng 230 triệu đồng và hơn 10 kg vàng. Số tiền trên được anh ta mang trả nợ ngân hàng và chi tiêu cá nhân. Riêng vàng được Kiên nung chảy, đổ thành các thỏi hình vuông, chữ nhật nặng khoảng 1 kg rồi nhờ người bán hộ.

Cũng theo báo Công lý, tại phiên tòa xét xử, lý giải về nguồn gốc hơn 10 kg vàng đem bán, Kiên trình bày do được một đối tượng tên Vương (người Trung Quốc, hiện vẫn chưa rõ lai lịch) nhờ đem bán hộ và bị cáo còn cho rằng mình đã bị bức cung và dùng nhục hình nên mới phải khai nhận tội.

Tuy nhiên, tại tòa, bị cáo Kiên đã không đưa ra được bằng chứng để chứng minh cho lời khai của mình có cơ sở và có căn cứ rằng mình bị bức cung và dùng nhục hình.

Sau khi hội ý, HĐXX cho rằng để làm rõ mọi sự thật khách quan trong vụ án nên sau nửa ngày xét hỏi, HĐXX đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án.

Điều 138. Tội trộm cắp tài sản (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009):

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b)  Có tính chất chuyên nghiệp;

c)  Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

(Tổng hợp)

Tin nổi bật