Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ tiến sĩ bằng giả "qua mặt" nhiều đại học: Kết quả học tập của sinh viên có bị ảnh hưởng?

  • Bảo An
(DS&PL) -

Liên quan đến vụ ông N.T.H dùng bằng tiến sĩ giả giảng dạy tại nhiều trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP.HCM đang gây xôn xao dư luận. Tuy nhiên, vấn đề mà nhiều sinh viên thắc mắc là liệu rằng, sau khi phát hiện sự việc, kết quả học tập của những sinh viên liên quan đến ông Hải có còn được công nhận?

Đã có ít nhất 5 trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP.HCM thông tin việc ông N.T.H dùng bằng tiến sĩ đến liên hệ xin việc, làm việc chính thức hoặc thỉnh giảng trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay.

Trong đó gồm đại học lớn như: Công nghệ TP.HCM, Trường Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Văn Hiến. Sau khi bị phát hiện vấn đề bằng cấp, người này đều cắt đứt liên lạc với trường.

Thực tế, nhiều sinh viên quan ngại về việc công nhận kết quả học tập bởi lẽ, sau nhiều năm giảng dạy, ông N.T.H đã hướng dẫn nhiều sinh viên làm đồ án môn học, khóa luận tốt nghiệp, nên những kết quả học tập của sinh viên có bị ảnh hưởng gì?

Về vấn đề này, các trường ông H. từng theo dạy đã lên tiếng phản hồi trên báo Tuổi trẻ, cụ thể: Đại diện Trường đại học Công nghệ TP.HCM đã xác nhận thực tế có một đồ án chuyên ngành do sinh viên khoa công nghệ thông tin trường này đúng là do giảng viên N.T.H hướng dẫn thực hiện vào năm 2017.

Các đồ án của sinh viên do ông N.T.H hướng dẫn. Ảnh: Tuổi trẻ.

Đồ án này có tên "Bugcinema - website đặt vé xem phim (Laravel Framework), của hai sinh viên khoa công nghệ thông tin (chuyên ngành công nghệ phần mềm) thực hiện với sự hướng dẫn của ThS N.T.H".

Trả lời việc này, theo ông Nguyễn Quốc Anh - phó hiệu trưởng Trường đại học Công nghệ TP.HCM, đối với các môn học trong chương trình đào tạo, nhà trường đều có chuẩn về giáo trình, đề cương chi tiết, đề thi và quy trình kiểm tra đánh giá.

Đối với giảng viên, ngoài công tác giảng dạy, họ còn có vai trò hướng dẫn sinh viên học tập, nghiên cứu, làm đồ án môn học, khóa luận tốt nghiệp… Khi sinh viên bảo vệ đồ án môn học, tốt nghiệp đều có hội đồng chấm, trong đó có 2-3 giảng viên trong và ngoài trường đánh giá.

"Thật sự, sự việc giảng viên xài bằng giả này là trường hợp hy hữu. Qua vụ việc này nhà trường sẽ rà soát kỹ hơn hồ sơ tuyển dụng nhân sự và rút kinh nghiệm sâu sắc.

Việc đồ án tốt nghiệp của sinh viên do giảng viên này hướng dẫn nhưng để được đánh giá đạt phải qua một hội đồng đánh giá. Như vậy sinh viên phải có đủ kiến thức, có cố gắng rất nhiều mới bảo vệ thành công đồ án và năng lực đã đáp ứng yêu cầu", ông Quốc Anh nói.

Cũng thông tin về vấn đề này, Trường đại học Sài Gòn cho biết, đơn vị kế hoạch thỉnh giảng năm học 2021 - 2022 của khoa công nghệ thông tin không có tên ông N.T.H. Tuy nhiên, sau đó giảng viên thỉnh giảng các môn: lập trình hướng đối tượng, xây dựng phần mềm theo mô hình phân lớp, quản lý dự án phần mềm, lập trình web và ứng dụng không sắp xếp giảng dạy các học phần trên được nên lãnh đạo khoa phải liên hệ mời giảng viên thỉnh giảng khác.

Tấm bằng tiến sĩ mang tên ông H. được xác định không khớp với hồ sơ dữ liệu. Ảnh: Dân trí

Sau đó, khoa báo cáo phòng đào tạo về việc cử ông N.T.H (trình độ thạc sĩ) tham gia giảng dạy các môn đó. 

Cũng theo nhà trường, thời điểm học kỳ 1 năm học 2021-2022, trường áp dụng dạy và học trực tuyến và tổ chức thi kết thúc học phần học kỳ 1 bằng hình thức trực tuyến.

"Đối với bốn môn ông H. tham gia giảng dạy thì có một môn ông này chấm thi kết thúc học phần cùng với một giảng viên cơ hữu của trường; ba môn còn lại do hai giảng viên cơ hữu của trường chấm thi.

Ngoài ra ông H. không tham gia hướng dẫn và không tham gia hội đồng đánh giá khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên của trường. Ông H. không tham gia giảng dạy học kỳ 2 năm học 2021 - 2022. Đến học kỳ 1 năm học 2022 - 2023, khoa công nghệ thông tin trình ban giám hiệu phê duyệt mời ông H. tham gia giảng dạy một môn ở học kỳ 1 với trình độ được cập nhật là tiến sĩ.

Trong quá trình giảng dạy, phòng tổ chức đề nghị bổ sung bản sao bằng cấp thì ông H. không gửi bản sao bằng tiến sĩ và gửi đơn xin thôi thỉnh giảng với lý do bận việc riêng", đại diện nhà trường cho hay.

Liên quan đến các khóa luận tốt nghiệp, đồ án của sinh viên, ông Phạm Hoàng Quân - hiệu trưởng Trường đại học Sài Gòn - khẳng định: "Thực tế ông H. chỉ hướng dẫn các đồ án môn học. Người này cũng chưa từng tham gia chấm khóa luận tốt nghiệp của bất kỳ sinh viên nào. Do vậy không ảnh hưởng đến sinh viên".

Như vậy có thể thấy, các trường đã khẳng định việc phát hiện ông N.T.H sử dụng bằng giả không làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của những sinh viên mà người này có tham gia hướng dẫn.

Liên quan đến sự việc trên, báo Pháp luật TP.HCM dẫn lời ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT, cho biết theo quy định, việc xác minh văn bằng là trách nhiệm của cơ quan cấp văn bằng và cơ quan sử dụng văn bằng, không phải trách nhiệm trực tiếp của Bộ GD&ĐT khi các quy định hiện hành đã giao cho các cơ sở giáo dục.

Theo ông Chương, các cơ sở giáo dục cần công khai tất cả văn bằng chứng chỉ đã cấp theo quy định để thuận lợi cho các bên liên quan tra cứu và xã hội giám sát. Điều này có trong thông tư về quản lý văn bằng chứng chỉ.

Cũng theo ông Chương, trong thời gian tới Cục Quản lý Chất lượng sẽ tham mưu kiểm tra, giám sát nghiêm công tác cấp phát văn bằng chứng chỉ của các cơ sở giáo dục.

Cục cũng đang thí điểm, đề xuất xây dựng kho dữ liệu về văn bằng chứng chỉ để kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia. Theo các quy định hiện hành, cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm toàn diện về văn bằng đã cấp cho người học và công khai định kỳ trên trang thông tin điện tử của nhà trường.

Bảo An (T/h)

Tin nổi bật