Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ tàu du lịch bốc cháy giữa đêm: Quảng Ninh mời Bộ Công an vào cuộc

(DS&PL) -

UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các ngành chức năng mời Viện Khoa học Hình sự điều tra vụ cháy tàu du lịch.

UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các ngành chức năng mời Viện Khoa học Hình sự điều tra vụ cháy tàu du lịch.

Liên quan đến vụ cháy tàu du lịch tại Cảng Tuần Châu (Quảng Ninh) xảy ra rạng sáng 6/3, tin tức đăng tải trên báo Giao thông cho hay, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh đã chỉ đạo các ngành chức năng mời Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công an vào cuộc để điều tra nguyên nhân vụ cháy.

Được biết, tàu du lịch bị cháy khai thác theo giờ, xuất bến và vào bờ trong ngày (thường gọi là tàu tiếng). Vì là loại tàu tiếng nên nội thất cũng như thiết bị điện trên tàu khá đơn giản. Đặc biệt, hiện là mùa lạnh nên cơ bản trên tàu chỉ sử dụng nguồn điện ắc quy. Do đó, việc tàu cháy vào ban đêm lúc không hoạt động là khá hi hữu.

Vụ cháy trên du thuyền Aphrodite ở Hạ Long năm 2016.(Ảnh: Zing.vn)

Như báo VnExpress đã đưa tin trước đó, khoảng 0h10 ngày 6/3, tàu du lịch Huy Lộc QN 3883 neo đậu tại tại khu vực Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu bất ngờ bốc cháy ở khoang lái.

Cảnh sát cứu hỏa đã huy động 22 cán bộ, chiến sĩ cùng một tàu, 2 xuồng tham gia khống chế ngọn lửa, sau 20 phút đám cháy được dập tắt hoàn toàn.

Tại thời điểm ngọn lửa bùng lên có 2 người trực trông tàu, rất may đám cháy không gây thiệt hại về người. Tàu hút nước của Công ty thương mại dịch vụ vận tải Long Hải cũng đã kịp thời có mặt để bơm nước chống đắm cho tàu du lịch.

Tàu Huy Lộc QN 3883 là tàu vỏ gỗ, chở khách tham quan vịnh Hạ Long (theo giờ) có công suất 48 khách, đóng từ năm 2008.

Công an tỉnh Quảng Ninh đang bảo vệ hiện trường để điều tra nguyên nhân.

Điều 4. Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy (Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001)

1. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

2. Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.

3. Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.

4. Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

(Tổng hợp)

Tin nổi bật