Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Bệnh nhi 13 tuổi tử vong

  • Thủy Tiên (T/h)
(DS&PL) -

Mặc dù các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) đã tích cực điều trị nhưng bệnh nhi 13 tuổi trong vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai đã không qua khỏi.

Ngày 3/6, báo VietNamnet dẫn thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho hay, bệnh nhi nặng nhất trong vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai đã tử vong sau 1 tháng hồi sức tích cực.

Bé trai T.G.H. (5 tuổi) từng ngưng tim, ngưng thở, cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Sau khi hội chẩn liên viện, do tình trạng bệnh quá nặng, bệnh nhi đã được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1 trưa 4/5.

Tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Nhi đồng 1, bé vẫn trong tình trạng sốc nhiễm trùng nặng, tổn thương đa cơ quan, tổn thương não, tiếp tục được hồi sức và lọc máu, thở máy, tiên lượng nặng. Mặc dù được các bác sĩ nỗ lực cứu chữa nhưng bệnh nhi đã không qua khỏi.

Bệnh nhi ngộ độc bánh mì nặng nhất đã tử vong. Ảnh: VietNamnet

Thông tin về sự việc trước đó, báo Pháp luật TP.HCM cho hay, trước đó ngày 30/4 và 1/5, những người ăn bánh mì tại tiệm bánh mì B. có dấu hiệu ngộ độc, nôn ói, tiêu chảy phải nhập viện cấp cứu, điều trị.

Tính đến thời điểm hiện tại, tất cả các bệnh nhân điều trị ở Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh và Bệnh viện Đa khoa cao su Đồng Nai đã xuất viện.

Phó Chủ tịch UBND TP.Long Khánh Tăng Quốc Lập cho biết, qua thống kê của Phòng Y tế TP, vụ ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì tại tiệm bánh mì khiến 554 người mắc, trong đó có 126 trẻ em.

Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết, kết quả xét nghiệm bằng phương pháp PCR và cấy phân tìm tác nhân gây ngộ độc trên 29 mẫu bệnh phẩm, do các bệnh viện và Viện Y tế công cộng TP.HCM thực hiện, ghi nhận 16/29 mẫu dương tính đồng thời với hai chủng vi khuẩn Salmonella và E.coli và 9/29 mẫu dương tính với vi khuẩn E.coli.

Kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm lấy tại cơ sở bánh mì vụ ngộ độc xảy ra do Viện Y tế công cộng TP.HCM thực hiện ghi nhận: 4/8 mẫu thực phẩm như: patê, thịt heo đã qua chế biến, chả lụa, dưa muối có kết quả phát hiện vi khuẩn Salmonella.

Qua phân tích các kết quả xét nghiệm trên có thể kết luận nguyên nhân vụ gây ngộ độc bánh mì có liên quan đến vi khuẩn Salmonella.

Tin nổi bật