Như đã đưa tin, rạng sáng 1/4, một nam sinh trường chuyên ở Hà Nội đã trèo qua ban công căn hộ tầng 28 tòa chung cư Văn Phú Victoria (phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội) nhảy xuống tự tử.
Sau đó, tối cùng cùng ngày, một đoạn clip tại hiện trường vụ việc được camera an ninh ghi lại đã lan truyền trên mạng xã hội khiến nhiều người vô cùng bàng hoàng, xót xa.
Chung cư Văn Phú Victoria. Ảnh: Dân Trí
Đoạn clip này cho thấy, trước khi tự vẫn, nam sinh và bố có nói chuyện. Một lúc sau, nam sinh mở cửa ra ngoài ban công, dặn bố đọc bức thư để lại trên bàn.
Trong lúc người bố đang đọc, nam sinh leo lên thành lan can rồi nhảy xuống. Chứng kiến cảnh tượng này, người bố hốt hoảng, gào tên con và lao ra một cách bất lực.
Một số cư dân mạng cho rằng, đoạn clip thương tâm không nên xuất hiện trên mạng xã hội khiến mọi người đau lòng hơn. Hơn nữa, sự việc là nỗi đau của gia đình, việc phát tán clip như vậy càng khiến gia đình, người thân của nam sinh đau lòng hơn.
Về khía cạnh pháp lý, theo báo Dân Trí, Luật sư Quách Thành Lực, Giám đốc Công ty luật Pháp trị , cho biết Bộ luật dân sự năm 2015 quy định tại điều 38. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình:
Luật trẻ em năm 2016 cũng quy định tại điều 21. Quyền bí mật đời sống riêng tư
Trong vụ việc vừa rồi, thư tín của trẻ em, video ghi lại toàn bộ diễn tiến của việc nam sinh nhảy lầu, thái độ phản ứng của người cha... được xác định là các bí mật cá nhân, bí mật gia đình.
Hiện nay không rõ ai đã loan truyền, phát tán thư tín và video clip ghi lại cảnh tượng cháu bé nhảy lầu. Tuy nhiên, rõ ràng hành động chia sẻ video, lá thư tuyệt mệnh được xác định là: Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật; Tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; hành vi vi phạm được quy định tại khoản 3, điều 102, Nghị định 15/2020/NĐ-CP Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Với hành vi này người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
Đối với những người sử dụng mạng xã hội mà có hành vi "Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn"; Được xác định là hành vi vi phạm điểm c, khoản 1 điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Với hành vi này người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Mộc Miên (T/h)