Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ khám xét tiệm vàng: Không khiếu nại, vì sao phải cam kết?

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Khiếu nại, tố cáo là quyền của công dân. Cho nên, bà chủ tiệm vàng Hoàng Mai "tự nguyện" ký cam kết là "không khiếu nại" tức tự tước bỏ quyền của mình, là điều khó hiểu.

(ĐSPL) – Khiếu nại, tố cáo là quyền của công dân mà luật pháp thừa nhận. Cho nên, bà chủ tiệm vàng Hoàng Mai lại tự nguyện ký vào bản cam kết là "không khiếu nại" (cơ quan, cá nhân đã gây ra thiệt hại cho mình), tức tự tước bỏ quyền của mình, là điều vô lý và khó hiểu.
Liên quan đến vụ việc khám xét, niêm phong 559 lượng vàng, hàng chục ngàn USD và hàng ngàn bath Thái tại  tiệm vàng Hoàng Mai của Công an quận Bình Thạnh vào ngày 24/4, mới đây nhất, trao đổi qua điện thoại với phóng viên, bà Nguyễn Thị Thanh Mai (chủ tiệm vàng Hoàng Mai) khẳng định: Trong những ngày tới, bà và luật sư sẽ tiếp tục làm việc để đưa ra đơn khiếu nại quyết định khám xét “nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là chỗ ở” của Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh.
Theo các LS, chủ tiệm vàng vẫn có quyền khiếu nại vụ tiệm vàng bị khám xét.
Trước tiên, bà Mai sẽ yêu cầu Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh xin lỗi công khai bằng văn bản. Nếu yêu cầu này không được đáp ứng, bà Mai sẽ bàn bạc với luật sư để khởi kiện hành chính quyết định khám xét này.
Trước đó, công bố với các phóng viên, Đại tá Lê Anh Tuấn – Chánh văn phòng Công an TP.HCM cho biết, khi nhận lại số ngoại tệ và số vàng mà Công an quận Bình Thạnh trao trả, bà Mai và luật sư riêng đã ký vào đơn cam kết sẽ không khiếu nại bất cứ điều gì về sau.
Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thanh Mai nhấn mạnh: Bà không ký vào bất cứ một tờ đơn nào ghi không khiếu nai về sau.
“Cũng có thể luật sư của tôi có ký, nhưng tôi sẽ vẫn khiếu nại. Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân. Nếu ai cấm, ngăn cản việc này là vi phạm pháp luật”, bà Mai nói.
Luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn luật sư TP.HCM) khẳng định: Trong trường hợp bà Mai hay cả luật sư của bà đã ký vào đơn cam kết không khiếu nại về sau vụ việc khám xét tiệm vàng của mình nữa, bà Mai vẫn có quyền làm khiếu nại tiếp.
Theo luật sư Đức, nếu luật sư của bà Mai đồng ý ký vào đơn không khiếu nại thì rất khó có thể nói Công an có dùng quyền lực của mình để ép buộc hay không. "Vì luật sư là người hiểu biết, về kiến thức pháp luật, nhận thức đầy đủ về năng lực, hành vi của mình, nên luật sư phải đồng ý thì mới ký vào", LS Đức lập luận. "Còn đối với bà Nguyễn Thị Thanh Mai, nếu nói Công an có ép buộc thi phải chứng minh, có bằng chứng"
Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM) cũng đồng tình với quan điểm này. Luật sư Hậu nêu quan điểm: Đây là quan hệ hành chính, dân sự giữa hai bên. Nếu đã ký vào đơn cam kết không khiếu nại, mà ghi rõ ý kiến của cá nhân vào đó là "không đồng ý" thì vẫn có quyền khiếu nại quyết định của Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh bình thường.
"Trong trường hợp luật sư của bà Mai ký, đồng ý mà bà Mai không đồng ý thì bà Mai cần phải chứng minh được luật sư của bà Mai đã làm quá thẩm quyền được ủy quyền của bà, bà Mai vẫn có quyền làm đơn khiếu nại bình thường", LS Hậu lập luận.
“Tôi cho là khó có thể có chuyện Công an bắt ép ở đây. Nếu có thì sẽ không đúng, nhưng đương sự phải đưa ra bằng chứng để chứng minh”.
LS Nguyễn Văn Trường (Đoàn luật sư TP.HCM), cho rằng, nếu bà Mai không đồng ý, mà luật sư được ủy quyền của bà Mai đồng ý, đã kí vào đơn không khiếu nại về sau, mà giờ bà Mai đi khiếu nại tiếp thì sẽ không hay, hơi đuối lý.
“Bởi lẽ, luật sư là người được bà Mai ủy quyền bằng giấy tờ có chứng cứ pháp lý hẳn hoi. Nếu luật sư đã ký rồi thì bà Mai phải chịu, chứ chẳng ai ép buộc được luật sư cả. Nếu chứng minh được Công an ép buộc thì mới nói”, LS Trường nói.

Tin nổi bật