Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ án sân bay Điện Biên: Cựu Phó Chủ tịch TP Điện Biên Phủ không đồng ý cáo trạng

  • Bảo An
(DS&PL) -

Ngày 2/8, TAND tỉnh Điện Biên bắt đầu mở lại phiên tòa xét xử 9 bị cáo liên quan đến vụ án Sân bay Điện Biên sau nhiều lần trì hoãn. Tại phiên tòa đã có 3/9 bị cáo không đồng ý với bản luận tội của VKSND tỉnh Điện Biên.

Như đã đưa tin, các bị cáo trong vụ án Sân bay Điện Biên gồm: Nguyễn Tuấn Anh (SN 1977) - cựu Phó Chủ tịch UBND TP Điện Biên Phủ; Trần Thị Vân (SN 1978) - cựu Giám đốc Trung tâm Quản lý đất đai; Phạm Trung Kiên (SN 1984) - cựu Phó Trưởng Phòng Tài chính Kế hoạch; Trần Xuân Mạnh (SN 1984), Nguyễn Đình Hiệp (SN 1976) - cựu Phó Trưởng Phòng TNMT TP Điện Biên Phủ.

Bùi Thị Ánh (SN 1967); Bùi Mạnh Cường (SN 1990) - nhân viên phòng TNMT; Trần Thị Hoà (SN 1985) - viên chức Trung tâm Quản lý đất đai và Nguyễn Thị Khương (SN 1965) - nhân viên hợp đồng Trung tâm Quản lý đất đai TP Điện Biên Phủ.

Tại phiên tòa sơ thẩm, ngoài 9 bị cáo, TAND tỉnh Điện Biên còn triệu tập 65 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

Trong ngày xét xử đầu tiên, các bị cáo đã được nghe công bố toàn bộ cáo trạng của VKSND tỉnh Điện Biên truy tố trước tòa. Tuy nhiên, đáng chú ý, các bị cáo Nguyễn Tuấn Anh - cựu Phó Chủ tịch UBND TP Điện Biên Phủ; Nguyễn Đình Hiệp và Bùi Thị Ánh đã không đồng ý với cáo trạng truy tố của VKSND tỉnh Điện Biên.

Bị cáo Nguyễn Tuấn Anh, cựu Phó Chủ tịch UBND thành phố Điện Biên Phủ không đồng ý với cáo trạng của VKSND tỉnh Điện Biên. Ảnh: TTXVN

Tại phần xét hỏi, các bị cáo Trần Thị Vân, Nguyễn Thị Khương và Trần Thị Hòa đã thừa nhận hành vi chi trả sai quy định tiền lương và chế độ nội nghiệp, ngoại nghiệp, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước trên 241 triệu đồng.

Ngoài ra, lập khống 2 hợp đồng thuê máy móc, phương tiện cho nhóm lao động với số tiền 26 triệu đồng để chi tiêu ngoài quy định.

Đối với hành vi “Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”, các bị cáo: Trần Thị Vân, Nguyễn Thị Khương, Phạm Trung Kiên, Trần Xuân Mạnh đều thừa nhận tội danh bị truy tố theo cáo trạng. Trong đó, thừa nhận thực hiện bồi thường, hỗ trợ vi phạm pháp luật về đất đai và chính sách.

Bị cáo Vân, Khương khai do bị Nguyễn Tuấn Anh thúc ép tiến độ và dọa cắt hợp đồng đối với Khương nếu không trình phương án đúng thời hạn nên không kịp thu thập thêm bất cứ tài liệu nào liên quan đến việc xác định chi phí đầu tư vào đất của các công nhân.

Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: VTV

Các bị cáo cũng thừa nhận đã không thực hiện kiểm tra, xác minh đối tượng bị thu hồi đất có trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định trên diện tích đất bị thu hồi hay không.

Đồng thời, không thực niêm yết công khai khái toán phương án và không tổ chức lấy ý kiến người bị thu hồi đất nhưng vẫn lập lại phương án bồi thường hỗ trợ. Bị cáo Phạm Trung Kiên cho rằng, trình tự, thủ tục, hỗ trợ bồi thường chưa đảm bảo theo quy định pháp luật.

Liên quan đến vụ án, VTV đưa tin, VKSND tỉnh xác định, đây là vụ án đồng phạm, đối với hành vi "Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất", các bị can không có sự bàn bạc thống nhất khi thực hiện hành vi phạm tội; các bị can: Nguyễn Thị Khương, Trần Thị Vân, Phạm Trung Kiên, Trần Xuân Mạnh, Nguyễn Đình Hiệp, Bùi Thị Ánh, Bùi Mạnh Cường, Nguyễn Tuấn Anh đều là người thực hành trực tiếp hành vi phạm tội. Đối với hành vi "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", bị can Trần Thị Vân là người khởi xướng; các bị can Nguyễn Thị Khương, Trần Thị Hòa là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội. Hành vi của các bị can là nguy hiểm cho xã hội, thuộc trường hợp rất nghiêm trọng, gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.

Đây là vụ án được dư luận đặc biệt quan tâm và là một trong những vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh theo dõi. Phiên tòa sơ thẩm dự kiến diễn ra trong ba ngày (từ ngày 2 - 4/8).

Bảo An (T/h)

Tin nổi bật