Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ 8 học sinh chết đuối trên sông Đà: Người vớt thi thể nạn nhân tiết lộ sốc

(DS&PL) -

ớt thi thể nạn nhân tiết lộ sốc

Liên quan đến vụ 8 học sinh chết đuối trên sông Đà, người đàn ông đối mặt với "dòng xoáy tử thần" vớt thi thể nạn nhân cho hay, các cháu đều nằm úp, hai tay dang rộng, trán hơi chạm xuống cát của đáy sông.

Sáng ngày 22/3, lần lượt 8 thi thể học sinh chết đuối ở trên sông Đà đã được gia đình, bạn bè tiễn đưa về nơi an nghỉ cuối cùng.

Chia sẻ với PV báo Giao thông, ông Nguyễn Ngọc Hiển (50 tuổi, quê ở Nam Định) mắt đỏ hoe trong đoàn người đưa tiễn các em học sinh xấu số cho biết, mình là người đã lặn xuống dòng sông Đà tìm kiếm và vớt được thi thể 3 trong 8 học sinh tử nạn. Tuy nhiên, khi được đưa lên bờ, 3 em học sinh đều đã tử vong.

Ông Hiển kể lại, vào khoảng 15h35 ngày 21/3, khi đang ngồi uống nước ở nhà thì ông nhận được điện thoại của người cháu ruột thông báo ra bãi sông Đà gấp có nhiều học sinh đuối nước cần giúp đỡ.

"Tôi vội vàng lấy xe chạy ra bãi Minh Thịnh. Đến nơi, xung quanh đã có nhiều công an và người dân tìm kiếm công an. Lực lượng cứu hộ cũng đã tìm thấy thi thể 1 cháu đang trôi nổi gần bờ còn 7 cháu khác thì vẫn chưa. Tôi quan sát mặt sông một lúc rồi vội lao xuống sông lặn ngụp tìm kiếm các cháu", ông Hiển kể.

Khoảng 15 phút sau, ông Hiển tìm thấy cháu đầu tiên và đưa lên ca nô cứu hộ của công an. Sau đó, ông Hiển lại tiếp tục lặn xuống và tìm thấy 2 cháu khác, vị trí các học sinh nằm tách biệt nhau.

Sau khi vớt được 3 nạn nhân, do có việc bận nên ông Hiển không thể tiếp tục việc tìm kiếm. Đến 17h, ông Hiển nhận được tin lực lượng chức năng đã tìm thấy cả 8 học sinh nhưng không cháu nào còn sống.

Chia sẻ với PV báo Giao Thông, ông Hiển cho biết, vị trí các em học sinh gặp nạn

Là dân sông nước sống bên bãi Minh Thịnh gần 50 năm qua, ông chứng kiến nhiều vụ đuối nước thương tâm. "Tại bãi Thịnh Minh cách đây khoảng 8 năm trước, năm nào cũng có người đuối nước.

Nhưng 8 năm trở lại đây không có vụ nào xảy ra. Cho đến hôm qua (21/3) dòng sông Đà lại nhấn chìm, cướp đi sinh mạng của cả thảy 8 học sinh. Quá đau xót", ông Hiển chia sẻ.

Được biết, bãi Thịnh Minh là bãi sông đẹp được nhiều người dân TP. Hoà Bình ví là "bãi biển Hoà Bình", bởi khu này có bãi cát, nước trong vào mùa hè hàng trăm người dân tới đây bơi lội.

Tuy nhiên, theo ông Hiển, dòng chảy của lòng sông tại đây rất phức tạp nếu không phải người có kinh nghiệm sông nước sẽ rất khó phát hiện việc sắp có xoáy nước hay vùng nước quẩn.

"Đặc biệt, cách đây hơn 30 năm, khu vực này từng bị nạo vét cát rất nhiều. Thời điểm đó, chỗ sâu nhất của bãi lên đến gần 30 mét, qua nhiều năm bồi lắng nên đến nay chỗ sâu nhất chỉ còn khoảng 10 mét. Nhìn mặt nước tại bãi Thịnh Minh có lúc rất yên ắng nhưng bên dưới có thể đang có dòng chảy ngầm hoặc nước quẩn nếu không phải người am hiểu sẽ khó có thể biết được điều này. Có thể các cháu học sinh hôm qua gặp phải dòng nước quẩn nên đã xảy ra sự việc đau lòng...", ông Hiển nói.

Kể về vị trí các học sinh gặp nạn, ông Hiển cho biết, các học sinh này nằm rải rác dưới lòng sông trong bán kính khoảng 70 mét. Cháu nằm ở chỗ nông nhất khoảng 3 mét còn chỗ sâu lên tới 5 - 6 mét. Qua quan sát, các học sinh gặp nạn lúc ông tham gia ứng cứu đều nằm úp, hai tay dang rộng, trán hơi chạm xuống cát của đáy sông còn người cách đáy khoảng 20 cm.

"Nếu tôi đến sớm hơn biết đâu cứu được các cháu. Tôi mong sao thời gian sắp tới có thể hành lập một đội cứu hộ nóng bãi sông Đà gồm 4 - 5 thành viên bơi, lặn giỏi sẵn sàng tiếp nhận ứng cứu những trường hợp gặp nạn trên sông để tránh xảy ra những sự việc đau lòng như này", ông Hiển nghẹn ngào, nói.

Theo Trung tá Nguyễn Anh Tuấn - Đội cứu nạn Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy - Công an tỉnh Hòa Bình, ngay sau khi nhận tin báo, gần 60 cán bộ, cùng nhiều phương tiện chuyên dụng được huy động ra hiện trường.

Đã từng tổ chức cứu nạn ở khúc sông này nhiều lần, ông Đạt phán đoán, thi thể các em sẽ cuốn hết ở lòng chảo dưới đáy sông. Đúng như dự đoán, thi thể tám em được đưa lên bờ chỉ sau 30 phút.

Nhớ lại lúc lặn cứu hộ, ông Đạt cho biết, “rất khó chịu so với nhiều đoạn sông khác”. Do ở đây nước xoáy mạnh, sâu nên tổ cứu nạn phải chia thành nhiều tốp thay nhau lặn.

Ông Đạt cho hay vào mùa nước cạn (mùa đông hàng năm) sẽ nhìn rất rõ lòng chảo này nên mọi người có sự cảnh giác. Tuy nhiên, khi nước lên phải lặn sâu khoảng 3 mét, mới có thể phát hiện được.

Đây cũng chính là lý do nhiều người tắm sông chủ quan. Khi thấy mặt nước phẳng lặng đã không quan sát được “mối nguy hiểm rình rập dưới đáy sông”.

Tin nổi bật