Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

“Vòm sắt”: Lá chắn tên lửa hữu hiệu của Israel

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Để bảo vệ các mục tiêu quân sự và dân sự, Israel đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa “Vòm Sắt” để bắn hạ tên lửa phóng từ Dải Gaza.

(ĐSPL) -  Để bảo vệ các mục tiêu quân sự và dân sự, Israel đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa “Vòm Sắt” để bắn hạ  tên lửa phóng từ Dải Gaza.

Hệ thống "Vòm sắt" của Israel đánh chặn một tên lửa phóng từ Dải Gaza

Đến chiều 9/7, kể từ khi bắt đầu Chiến dịch “Protective Edge” (Kiếm sắc bảo vệ) , hệ thống “Vòm sắt” của quân đội Israel đã bắn hạ được 56 tên lửa phóng từ Dải Gaza đến Jerusalem, Tel Aviv, Ashdod, Ashkelon, Kiryat Gat và nhiều nơi khác trên lãnh thổ Israel.
Quân đội Israel (IDF) cho biết trong thời gian đó, có tới 250 tên lửa đã được phóng từ Dải Gaza tới Israel. Trong khi đó, phía Israel chỉ sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa “Vòm Sắt” để bắn hạ các tên lửa đối phươngbay về phía các khu  dân cư. Nếu tên lửa bay về phía đồng không mông quạnh, hệ thống “Vòm Sắt” sẽ không kích hoạt.
Hệ thống phòng thủ tên lửa “Vòm sắt” là một trong những trọng tâm của chiến lược quốc phòng  Israel.
Nguyên lý hoạt động
Trên thực tế, hệ thống “Vòm sắt” sử dụng tên lửa đánh chặn để phá hủy tên lửa của đối phương đang bay tới, ở trên không trung.
Mỗi đơn vị tên lửa đánh chặn trong hệ thống “Vòm sắt” có một radar xác định mục tiêu, một bệ phóng tên lửa di động. Hệ thống này có thể di chuyển dễ dàng và chỉ cần một vài tiếng đồng hồ là sẵn sàng trực chiến.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh chặn tên lửa “Vòm sắt” (Iron Dome)

Theo tổ chức phân tích an ninh IHS Jane's, tên lửa đánh chặn của hệ thống “Vòm sắt” dài  3 mét,  có đường kính khoảng 15 cm  và nặng 90 kg.  Đầu đạn tên lửa mang theo 11 kg vật liệu nổ có sức công phá mạnh. Phạm vi hoạt động của tên lửa đánh chặn từ  4 km đến 70 km.
Hệ thống “Vòm sắt” có thể đồng thời đánh chặn nhiều mục tiêu,  trong mọi điều kiện thời tiết.
Quân đội Israel cho biết: “Radar phát hiện một vụ phóng tên lửa và gửi thông số đường đi của tên lửa đến trung tâm điều khiển. Trung tâm này tính toán điểm đánh chặn.  Nếu tên lửa đối phương đi vào khu vực cần được bảo vệ,  tên lửa đánh chặn sẽ  được phóng lên và phá hủy tên lửa đối phương tại một địa điểm không gây nguy hại cho mục tiêu (người và của)  được bảo vệ”.
Quá trình hình thành hệ thống đánh chặn tên lửa “Vòm sắt”
Israel đã bắt đầu phát triển hệ thống tên lửa đánh chặn “Vòm sắt” đặt trên mặt đất vào năm 2007.
Sau một loạt các vụ  thử nghiệm trong năm 2008 và 2009, việc triển khai đơn vị đánh chặn đầu tiên của hệ thống “Vòm sắt” ở miền nam Israel vào năm 2011.  IHS Jane cho biết trong năm 2011, tỷ lệ đánh chặn thành công của hệ thống này là  70\% .
Hệ thống tên lửa đánh chặn “Vòm sắt” là do công ty công nghệ quốc phòng Rafael của Israel nghiên cứu chế tạo, nhưng cũng nhận được sự tài trợ đáng kể của Mỹ.
Trong năm 2014, Mỹ đã cung cấp cho phía Israel  235 triệu USD để  nghiên cứu, phát triển và sản xuất hệ thống “Vòm sắt”.
Mỗi đơn vị của hệ thống đánh chặn “Vòm sắt” có chi phí  50 triệu USD, IHS Jane’s cho biết. Theo các quan chức Israel, một tên lửa đánh chặn có chi phí ít nhất là  62 nghìn USD.
Theo báo The Jerusalem Post, nhiều nước trên thế giới – trong đó có Mỹ,  Hàn Quốc và một số nước thành viên NATO có quân đội ở  Afghanistan – rất quan tâm đến hệ thống tên lửa đánh chặn “Vòm sắt” của Israel.

Tin nổi bật