Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vô ý gây tai nạn giao thông có phải bồi thường không?

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Trong trường hợp khi tham gia giao thông, dù là cố ý hay vô ý gây tai nạn giao thông vẫn phải bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn.

Theo Điều 584 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cụ thể như sau:

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Có phải bồi thường khi vô ý gây tai nạn giao thông? Ảnh minh họa

Đồng thời, tại Điều 2 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP cũng hướng dẫn thêm về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 584 Bộ Luật Dân sự 2015 như sau:

Về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 584 của Bộ luật Dân sự

1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 584 của Bộ luật Dân sự phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây:

a) Có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác;

b) Có thiệt hại xảy ra là thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần;

Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được của chủ thể bị xâm phạm, bao gồm tổn thất về tài sản mà không khắc phục được; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp khác bị xâm phạm.

Thiệt hại về tinh thần là tổn thất tinh thần do bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích nhân thân khác mà chủ thể bị xâm phạm hoặc người thân thích của họ phải chịu và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất đó.

c) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi xâm phạm. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi xâm phạm và ngược lại hành vi xâm phạm là nguyên nhân gây ra thiệt hại.

...

Từ những quy định trên, căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại được xác định như sau:

Thứ nhất, có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác.

Thứ hai, có thiệt hại xảy ra là thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần.

Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi xâm phạm. Nói rõ hơn, thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi xâm phạm và ngược lại hành vi xâm phạm là nguyên nhân gây ra thiệt hại.

Theo đó, Bộ luật Dân sự 2015 không còn quy định yếu tố lỗi là yếu tố bắt buộc để làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, mà mở rộng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi.

Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 584 Bộ Luật Dân sự 2015 và khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP thì trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường (trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác).

Vô ý gây tai nạn giao thông có phải bồi thường thiệt hại không?

Theo Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như sau:

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Theo đó, từ những phân tích tại mục 1 và mục 2 thì trong trường hợp khi tham gia giao thông, dù là cố ý hay vô ý gây tai nạn giao thông vẫn phải bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn.

Mức bồi thường thiệt hại trước hết sẽ do các bên tự thỏa thuận.

Nếu không thỏa thuận được thì sẽ giải quyết dựa trên nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 được hướng dẫn bởi Điều 3 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP và Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao.

Tin nổi bật