Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Võ sư Choji Suzuki: Chiến sĩ Việt Minh – Sư tổ Karate Việt Nam

(DS&PL) -

Vào những ngày này, những người yêu võ thuật của Việt Nam và bạn bè quốc tế tưởng nhớ 100 năm ngày sinh của Võ sư Choji Suzuki: Chiến sĩ Việt Minh – Sư tổ Karate Việt Nam

(ĐS&PL) Vào những ngày này, những người yêu võ thuật của Việt Nam và bạn bè quốc tế tưởng nhớ 100 năm ngày sinh của Võ sư Choji Suzuki: Chiến sĩ Việt Minh – Sư tổ Karate Việt Nam (1919 - 2019).

Suzuki Choji sinh ngày 10.6.1919 tại Kasagami, thành phố Tagajo, tỉnh Miyagi thuộc miền Bắc Nhật bản. Từ lúc còn là học sinh tiểu học và trung học Suzuki Choji đã theo học Nhu đạo và Karate. Năm 19 tuổi lên Tokyo làm việc cho một salon ô-tô, ông tiếp tục tập luyện, nghiên cứu võ thuật. Vào những ngày cuối tuần và ngày lễ, ông lặn lội về tận Nagasaki thụ giáo bí kíp môn Karate cổ truyền với một Samurai thuộc phái Takeno uchi ryu (trúc linh chi nội) từ lâu ẩn tích mai danh, chỉ thu nhận 3 đệ tử, trong đó có ông.

Năm 1941, ông bị động viên, phục vụ ở các chiến trường Mãn Châu, Mã Lai. Cuối năm 1944, ông sang miền Bắc Việt Nam. Sau sự kiện Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki vào tháng 8-1945, Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh, Choji Suzuki và một số người lính Nhật Bản quay sang theo Việt Minh, làm lính công binh, rèn kiếm và dạy võ cho du kích.

Năm 1945, Nhật đầu hàng quân đồng minh, Suzuku Choji quyết định ở lại Việt Nam, lấy tên là Phan Văn Phúc. Ông gặp cô Nguyễn Thị Minh Lệ (cô Năm), quen nhau, rồi trở thành vợ chồng và có 3 người con.

Võ sư Suzuki Choji (1919 - 1995)

Sau Hiệp định Geneve 1954, ông cùng gia đình về định cư ở Huế. Ông bắt đầu truyền thụ võ thuật từ năm 1956. Năm 1960, ông thành lập võ đường Suzucho Karatedo Ryu Dojo Noen trên đường Võ Tánh, TP Huế (nay là số 58, đường Nguyễn Chí Thanh). Suốt 33 năm ở Việt Nam, ông đã đào tạo ra hàng ngàn võ sinh môn Karate và trở thành sư tổ môn võ Karate ở Việt Nam.

Suzucho là từ ghép của họ và tên võ sư sáng lập Suzuki Choji. Trước 1975, kho tàng võ học Suzucho Karate Do Huế mang đậm nét từ võ phái Takeno Uchi Ryu - một trong nhiều hệ phái Karate cổ truyền ở Okinawa mà thầy Suzuki Choji là một môn đồ. Sau 1975, thực hiện định hướng hội nhập quốc tế của ngành thể thao nước nhà, các võ đường karatedo Việt Nam ngày càng thống nhất về huấn luyện, thăng đai, tranh giải (và cả võ phục) như văn phòng kratedo quốc tế quy định. Từ Linh Trường không thủ đạo ở số 8 Võ Tánh - Huế năm 1960, đã phát triển nhiều võ đường ở khắp nơi.

Võ sư Suzuki Choji đã truyền thụ cho những học trò tâm đắc của mình kỹ thuật Trấn môn Kumanote (riêng kỹ thuật đặc biệt này, người rèn luyện phải mất thời gian từ 2 đến 3 năm). Phương pháp đào tạo của ông cho một môn đồ lên đến Huyền đai đặc biệt ở chỗ là phát triển chuyên sâu, sở đắc một trong các nội dung chương trình, như về kỹ thuật (Kihon), đối kháng (Kumite) kèm theo thuật sơ cứu (Kuatsu), quyền pháp (Kata).

Hệ thống quyền pháp chính thì có 6 bài Yen, 3 bài Maki, là những bài quyền đặc dị của hệ phái. Yen mang ý nghĩa về sự giàu có, ở đây không những chỉ sự sung mãn vật chất mà cả giàu có tri thức. Maki là quyển (cuộn), mang ý nghĩa về sức mạnh tự thắp sáng để con người vượt qua những ghềnh thác cuộc đời.

Trong ký ức của những người học trò, Võ sư Choji luôn nêu cao tinh thần võ sĩ đạo. Ông thường dạy học trò phải coi trọng võ đức, khiêm nhường, sẵn lòng ra tay cứu giúp người khác hoạn nạn, chỉ ra tay khi rơi vào tình thế.

Họ tự hào kể về cuộc đời học võ của thầy thời còn trẻ từng một lần lâm nạn. Đó là một người thầu khoán ở Nhật vì hằn thù cá nhân nên chở chàng thanh niên Choji đến nơi hẹn, nhưng thực chất là đưa Choji đến gặp nhiều cao thủ để mượn tay giết người. Khi ánh đèn xe quét ngang qua, Choji giật mình nhìn thấy đứng trước đầu xe là một đám đông đầy sát khí. Choji vừa thấy người thầu khoán mở cửa xe để thoát ra ngoài thì anh đã quăng người, tung cú đá mạnh vào hạ bộ, vì biết trận sinh tử đã bắt đầu. Số cao thủ vây quanh Choji lên đến hơn 30 người. Choji phải chống đỡ và tấn công đánh trả. Nhưng may mắn là những cao thủ này vào từng người một. Choji sử dụng đòn ngắn cận chiến xoay người đánh thốc từ dưới lên để kết thúc một đối thủ thì phải xoay sang hướng sau lưng đến chống đỡ đối thủ khác nhảy vào. Ông đã đánh hạ hơn 10 cao thủ, sau đó bị một cú đánh bằng cây từ phía sau và ngã xuống bất tỉnh. Khi mở mắt, Choji nhận ra chính những người này đã đưa ông đi cấp cứu.

Võ sư Lê Văn Thạnh, Trưởng tràng Karate Suzucho tại Việt Nam.

Nhân sự kiện tưởng nhớ 100 năm ngày sinh của Võ sư Choji Suzuki: Chiến sĩ Việt Minh – Sư tổ Karate Việt Nam (1919 - 2019), người ta nhắc đến những môn đồ nổi tiếng của ông như Võ sư Lê Văn Thạnh, Võ sư Đoàn Đình Long, Võ sư Lê Công đều trở thành những huấn luyện viên xuất sắc của Đội tuyển Karate quốc gia...Đến những công dân ưu tú, nhiều người là nhà khoa học, trí thức trẻ như Bùi Dũng (Tiến sĩ Triết học - Đại học Vinh), Nguyễn Văn Hiệp (Tiến sĩ Văn học - Đại học Quốc gia Hà nội), Lê Đình Khánh (Tiến sĩ Y khoa - Đại học Y khoa Huế), Phan Trung Đông (Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy), Bác sĩ Hồ Vũ Sang (bàn tay vàng trong giới phẫu thuật Việt Nam); một Nguyễn Văn Dũng, nhà nghiên cứu văn hoá võ đạo tài năng...

Những thế hệ VĐV Karate Việt Nam nối tiếp giành những thành tích trên đấu trường quốc tế

Từ những cống hiến to lớn của sư tổ Karate Việt Nam Choji Suzuki và những thế hệ học trò xuất sắc của ông là những tiền đề vững chắc để giúp các thế hệ vận động viên Karate Việt Nam trong những năm qua đã mang về cho đất nước những chiếc huy chương Vàng, Bạc tại các đấu trường SEA Games và ASIAD.

Quyết Tuấn

Tin nổi bật