Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vỡ ống thủy điện Sông Bung 2: Những mất mát thương tâm và hàng loạt câu hỏi

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Trời không mưa, công nhân bất ngờ nghe tiếng nổ lớn, rồi dòng nước ồ ạt tràn qua cống dẫn thủy điện Sông Bung 2.

(ĐSPL) - Trời không mưa, công nhân bất ngờ nghe tiếng nổ lớn, rồi dòng nước ồ ạt tràn qua cống dẫn thủy điện Sông Bung 2. Chỉ trong giây lát, nước dâng lên hàng chục mét, nhấn chìm mọi thứ và hai công nhân.

Hiện trường sự việc.

Nguyên nhân do… “ông trời”?

Sự cố xảy ra tại thủy điện Sông Bung 2 khiến dư luận cả nước quan tâm. Ông Ngô Việt Hải, Tổng Giám đốc công ty Phát điện 2 – Chủ đầu tư dự án thủy điện cho biết, thủy điện này đóng cửa, dẫn dòng nước vào từ ngày 3/9 thì đến chiều 13/9 xảy ra sự cố. Khi xảy ra sự cố, nước trong hồ vẫn còn 33m nữa mới đến mực nước dâng bình thường.

Cũng theo thông tin ông Hải cung cấp, do mưa bão, lưu lượng nước về hồ lớn, gây ra sự cố, tống và đẩy trôi hai cánh van chặn dòng. Cánh van này được làm bằng thép và nặng 125 tấn. Hầu hết công nhân đang làm việc đều chạy thoát, chỉ có hai công đang vận hành máy khơi dòng nước không nhận được cảnh báo nên bị nước cuốn trôi, mất tích.

Ông Huỳnh Khánh Toàn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam xác nhận, vào đêm 13/9, có gần 100 người dân không liên lạc được. Tuy nhiên, đến trưa 14/9, số người này đã liên lạc được. Như vậy, đến nay, chỉ còn hai công nhân là Đặng Văn Tuyền (quê Hải Dương) và Nguyễn Minh Luân (quê Phú Thọ) mất tích.

Hiện trường thủy điện Sông Bung 2 đã trơ đáy, đủ điều kiện cho các cơ quan chức năng xác định nguyên nhân. Ông cũng cho rằng, khi sự cố mới xảy ra, sở dĩ không xác định, làm rõ trách nhiệm của nhà thầu thi công mà đưa ra lý do vì trời mưa bão vì sau khi nhận thông tin, chính ông cùng cơ quan chức năng kiểm tra ban đầu.

Nguyên nhân ban đầu được xác định là do lượng mưa quá lớn, tần suất lũ lớn. Còn về nguyên nhân cụ thể, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu của bộ Công Thương sẽ làm rõ. Khi đó, mới có thể xác định cụ thể trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân.

Nếu lỗi do thiết kế, thì xử lý đơn vị thiết kế, nếu lỗi do thi công thì xử lý đơn vị thi công. Nhận định về nguyên nhân gây ra sự cố này, PGS.TS. Nguyễn Văn Hùng – nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Xây dựng Hà

Nội phân tích: “Đối với các công trình như đập thủy điện, đòi hỏi hệ số an toàn rất cao. Quá trình thi công tính toán kỹ lưỡng, chuẩn chỉnh 100\% từng chi tiết. Việc đường ống dẫn nước bị vỡ, thể hiện chức năng và chất lượng không tốt mới xảy ra sự cố nghiêm trọng như vậy”.

Theo ông Hùng, nguyên nhân có thể do thiết kế, hoặc thi công không đảm bảo, bê tông chưa đủ độ cứng và các bên không thể đổ hết lỗi cho thiên tai được”. Trong khi đó, GS. TS. Vũ Trọng Hồng - Chủ tịch hội Thủy lợi Việt Nam khẳng định, đơn vị thiết kế và thi công công trình phải chịu trách nhiệm đầu tiên.

Trước thông tin công trình đang trong quá trình thi công đã tích nước, GS. Hồng cho hay, về nguyên tắc, sau khi hoàn thành các hạng mục theo đúng thiết kế, Hội đồng nghiệm thu sẽ đánh giá, thẩm định, đảm bảo an toàn thì nhà máy thủy điện mới được phép tích nước lòng hồ. Để xảy ra sự cố trên, trách nhiệm vẫn là chủ đầu tư và đơn vị thi công.

Chưa khởi tố vì chưa có dấu hiệu tội phạm

Theo ông Huỳnh Khánh Toàn, sự cố này khiến nhiều nhà dân bị trôi. Phía tỉnh sẽ đưa kinh phí để dân khắc phục, không để dân chịu đói. Còn về sau, phía thủy điện sông Bung 2 sẽ chịu trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ cho người dân. “Chúng tôi đã chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương tìm kiếm thi thể hai công nhân xấu số để đưa về quê mai táng. Đồng thời, cũng yêu cầu phía huyện Nam Giang thống kê thiệt hại và hỗ trợ người dân bị thiệt hại”, ông Toàn cho biết. Trong khi đó, Đại tá Nguyễn Viết Lợi, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam cho hay, hiện vẫn chưa thể khởi tố vì chưa có dấu hiệu tội phạm. Cần có hội đồng xác minh nguyên nhân, nếu thấy có dấu hiệu tội phạm thì mới khởi tố.

Nỗi đau còn đó

Theo ghi nhận của PV báo ĐS&PL, sau sự cố vỡ đường ống thủy điện Sông Bung 2, hai bên bờ thủy điện sạc lở nghiêm trọng.

Theo quan sát, nhiều dãy 2 bên đất nứt toác, nguy cơ sạt lở là rất lớn, tiềm ẩn nguy hiểm. Phía bên trên thủy điện là cổng phụ, một công nhân làm việc nơi đây cho hay, đây chính là nơi vỡ ống dẫn dòng đầu tiên.

Anh Trần Văn Minh – lái xe 7 chỗ của công ty Thủy lợi 4 thông tin, khi xảy ra sự việc, trời không mưa. Ngay sau đó, nước ào ào tràn qua cống dẫn thủy điện. Anh vội bỏ chạy. Nước dâng rất nhanh, cuốn theo nhiều xe tải, xe cẩu ở dưới sông. Chiếc xe 7 chỗ của anh cũng bị lũ cuốn.

Riêng anh, do dòng nước đổ về quá nhanh cũng bị cuốn trôi. Rất may, anh bám được tay vào vách núi rồi trườn lên nên thoát nạn.

Đến tối 14/9, Thiếu tướng Nguyễn Đình Tiến (Phó Tư lệnh Quân khu 5) cho biết, đơn vị đang duy trì 300 quân nhân tại hiện trường phối hợp với lực lượng khác tìm kiếm hai công nhân mất tích.

Hiện, một thi thể được xác định nằm trong cabin của máy đào đất. Thi thể còn lại vẫn chưa xác định được ở đâu, nên nhận định là đã rơi xuống thủy điện. Do đây là địa bàn sâu, việc tìm kiếm nạn nhân mất tích phức tạp hơn dự kiến ban đầu, cần có thiết bị chuyên biệt của thợ lặn.

Chị gái của anh Đặng Văn Tuyền đến công trình nhưng chỉ biết đứng nhìn, ngóng tin từ những người tìm kiếm. Chị cho biết, anh Tuyền đang có hai con nhỏ. Vào đêm 13/9, gia đình nhận được hung tin. Đến 4 giờ sáng ngày 14/9, chị mới có mặt tại đây.

Chị biết, cơ hội sống sót của em trai không còn và chỉ mong tìm thấy thi thể để về làm tang ma. Để tìm hiểu hậu quả sự cố dẫn nước tại thủy điện sông Bung 2, chúng tôi tìm đến làng Pà Oi (xã La Ê, huyện Nam Giang), nơi vừa trải qua cơn đại hồng thủy bất ngờ.

Người dân ở đây vẫn còn khá bàng hoàng, dường như chưa hiểu chuyện gì xảy ra. Họ cho biết, vào ngày 13/9, sau cơn bão số 4, mọi chuyện vẫn bình thường. Đến chiều, mọi người bàn tán về việc thủy điện sông Bung 2 bị vỡ. Hoảng sợ, mọi người lũ lượt kéo nhau lên núi trốn. Khi quay về, nhà cửa, hoa màu đã bị cuốn trôi.

Anh A Lăng Danh nghẹn đắng chia sẻ, anh cưới vợ và có con chưa lâu. Vợ chồng gom góp, vay mượn được gần 200 triệu đồng cất căn nhà để ở. Ngày căn nhà hoàn thành, anh mừng đến rơi nước mắt. Bởi, có căn nhà riêng là ước ao và mất rất nhiều công sức.

Thế nhưng, chỉ sau một cơn “đại hồng thủy” bất ngờ, căn nhà ấy không còn lại dấu vết nào. Thậm chí, nền nhà cũng bị sạt lở hoàn toàn. “Dù vậy, tôi vẫn còn thấy may mắn khi cả vợ và con vẫn còn sống”, anh an ủi.

Cách đó không xa, ông A Lăng Đinh Hép, Phó Chủ tịch xã La Ê cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Ông kể, vào chiều 13/9, đang làm việc ở xã thì được chủ tịch xã cho biết, vừa nhận được tin vỡ thủy điện.

Ông cũng như tất cả mọi người có mặt vội vàng chạy về nhà. Riêng ông, vừa điều khiển xe máy về nhà vừa la lớn: “Chạy lên núi nhanh”.

Về đến nhà, thấy con và vợ vẫn đang ở trong nhà. Ông liền đập cửa, bồng con và yêu cầu vợ cùng chạy lên núi. Khi ông vừa lên được núi thì cũng là lúc dòng ước ồ ạt tràn về. “Chỉ trong vài phút, nước dâng lên rất nhanh. Mọi thứ đều bị dòng nước nhấn chìm”, ông vẫn còn run khi nhớ lại.

Nước rút, cả gia đình trở về, căn nhà đã bị lũ làm sập hơn một nửa. Nhiều vật dụng trong nhà đã theo dòng nước trôi mất. Ông Xơ Râm Huấn, Chủ tịch xã La Ê cho biết: “Do địa phương nằm ngay dưới hạ lưu đập thủy điện Sông Bung 2 nên sau khi sự cố xảy ra đã gây ra hậu quả nặng nề.

 Ban đầu cho thấy, hai căn nhà của hai anh em ruột là A Lăng Danh và A Lăng Giang bị lũ cuốn trôi. Nhà của A Lăng Đinh Hép bị lũ cuốn trôi hết tài sản, chỉ còn lại khung nhà không nguyên vẹn. Nhà của ông A Viêt Sơn, Bí thư Đảng ủy xã cũng bị nước cuốn trôi hơn nhiều gỗ.

Ngoài ra, lũ gây thiệt hại lớn về hoa màu, nương rẫy. Hiện, chính quyền địa phương vẫn chưa thể thống kê hết thiệt hại”.

NHÂM THÂN – HUY CƯỜNG

Video tin tức được xem nhiều:

[mecloud]yn0Qv7Aa3E[/mecloud]

Tin nổi bật