Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vietjet Air dự định thành lập công ty con vốn điều lệ 50 tỷ đồng làm ví điện tử

(DS&PL) -

HĐQT Vietjet Air vừa phê duyệt chủ trương thành lập công ty con có vốn điều lệ 50 tỷ đồng để làm ví điện tử.

HĐQT Vietjet Air vừa phê duyệt chủ trương thành lập công ty con có vốn điều lệ 50 tỷ đồng để làm ví điện tử.

Vietjet Air phê duyệt chủ trương lập công ty làm ví điện tử. Ảnh minh họa: Tri thức trực tuyến

HĐQT Vietjet Air vừa phê duyệt chủ chương thành lập công ty con với vốn điều lệ 50 tỷ với ngành nghề kinh doanh chính là hoạt động cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán.

Theo thông tin trên Tri thức trực tuyến, Vietjet Air sẽ nắm 51% vốn điều lệ tại doanh nghiệp mới này.

Bà Hồ Ngọc Yến Phương, Phó tổng giám đốc được giao thực hiện các công việc, thủ tục liên quan đến việc góp vốn thành lập công ty con.

Trước đó, đầu tháng 3, tại buổi gặp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các doanh nghiệp tư nhân, bà Yến Phương đã kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện để Vietjet Air phát hành ví điện tử.

Bà Yến Phương cho biết, doanh số thanh toán hàng năm của Vietjet Air vào khoảng 2 tỷ USD, dù giao dịch trên internet nhưng tỷ lệ thu hộ bằng tiền mặt lại rất cao.

Cũng tại một sự kiện về thanh toán không tiền mặt mới đây, Phó tổng giám đốc Vietjet Air, bà Nguyễn Thị Thúy Bình cũng tiết lộ hãng đang phát triển một "siêu ứng dụng" không chỉ bán vé máy bay mà khách hàng còn có thể mua sắm nhiều sản phẩm, dịch vụ như khách sạn, thuê xe, cho vay tài chính.

Liên quan đến sự cố hạ cánh của máy bay Vietjet xảy ra trưa ngày 14/6 gây xôn xao dư luận mấy ngày gần đây, trả lời báo chí bên lề Quốc hội chiều 15/6), Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, đây là sự cố hàng không đặc biệt nghiêm trọng.

"Nguyên nhân ban đầu có thể nhận định lỗi lớn ở phi công. Khi máy bay hạ cánh, phi công thực hiện theo lệnh cấp phép của cơ quan quản lý bay nhưng phi công có quyền thực hiện hạ cánh hoặc không.

Với diễn biến thời tiết phức tạp, phi công cần đánh giá đúng tình hình để đảm bảo an toàn cho chuyến bay. Kể cả khi nhận huấn lệnh hạ cánh thì phi công cũng có thể xin chuyển hướng và thực hiện hạ cánh ở sân bay dự bị hoặc phải bay chờ", Bộ trưởng nói.

Sau sự cố này, sân bay Tân Sơn Nhất phải đóng cửa đường băng trong nhiều giờ khiến hành khách phải chờ đợi, hàng trăm chuyến bay của các hãng và cảng hàng không bị ảnh hưởng

Bạch Hiền (t/h)

Tin nổi bật