Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vietcombank gây "bão" dư luận khi đưa ra loạt điều kiện mới về bảo mật

(DS&PL) -

Quy định nghĩa vụ bảo mật mới của Vietcombank khiến khách hàng cảm thấy ngân hàng đang đẩy trách nhiệm về phía mình khi xảy ra các sự cố.

Quy định nghĩa vụ bảo mật mới của Vietcombank khiến khách hàng cảm thấy ngân hàng đang đẩy trách nhiệm về phía mình khi xảy ra các sự cố.

Theo tin tức đăng tải trên TTXVN, trước đó, ngày 7/4, Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã đưa ra thông báo về quy định bảo mật mới trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ được áp dụng từ ngày 10/5/2017. Trong đó có nhiều điều mục khách hàng cá nhân phải chịu trách nhiệm về bảo mật cũng như thông tin giao dịch điện tử ở thiết bị đầu cuối.

Quy định mới này đồng nghĩa với những trường hợp rủi ro tài khoản của khách hàng bị “hack”, trách nhiệm này sẽ thuộc về khách hàng chứ không phải của ngân hàng. Trong khi trước đó, thời điểm năm 2016 đã có nhiều khách hàng của Vietcombank và một số ngân hàng khác bị "hack" tiền trong tài khoản, dẫn đến mất vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng. Nhiều câu hỏi đã đặt ra, tính bảo mật thông tin của hệ thống ngân hàng đến đâu.

Chưa kể, việc xử lý những khách hàng bị mất tiền trong tài khoản của các ngân hàng chưa thỏa đáng, có ngân hàng đã quy trách nhiệm lỗi của khách hàng dù chưa có bằng chứng xác đáng. Nay thêm những điều khoản, điều kiện mới mà ngân hàng Vietcombank vừa mới đưa ra trong quy định về dịch vụ ngân hàng điện tử, càng khiến dư luận thêm bức xúc.

Vietcombank gây "bão" dư luận khi đưa ra loạt điều kiện mới về bảo mật - Ảnh: báo Tri thức trực tuyến

Không chỉ thế, điều này còn gây “bão” trong dư luận về sự “thiếu trách nhiệm”, thiếu tôn trọng khách hàng cũng sự thiếu năng lực quản trị hệ thống ngân hàng, xử lý rủi ro của ngân hàng trong thời đại công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ.

Báo Tri thức trực tuyến cũng đưa tin, sau nhiều ý kiến phản ứng về điều kiện bảo mật được cho là chưa phù hợp, chiều 6/5, Vietcombank tiếp tục đưa ra một số nội dung thỏa thuận sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, với mục đích đảm bảo quyền lợi tối đa cho khách hàng và đảm bảo an toàn cho giao dịch ngân hàng. Đáng chú ý, ngân hàng quyết định lùi lại thời hạn áp dụng, để hoàn chỉnh và sửa đổi cho phù hợp với ý kiến khách hàng đóng góp. 

Như vậy, nội dung thỏa thuận sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử vẫn có giá trị hiệu lực nhưng chỉ chưa áp dụng điều khoản, điều kiện mới từ ngày 10/5/2017 như thông báo trước đây.

Ông Đặng Nguyên Khôi, chuyên gia trong lĩnh vực bảo mật thông tin mạng, nhận định, Vietcombank đúng khi đưa ra các điều khoản và điều kiện sử dụng dịch vụ mới này. Tuy nhiên, khi công khai điều khoản này ra giống như đang đẩy trách nhiệm về phía khách hàng.

Điều khoản của Vietcombank có phần đúng và sai phải tùy thuộc vào từng trường hợp mới có thể đưa ra phương án giải quyết, nhưng hiện tại toàn bộ trách nhiệm đang bị đẩy về phía người dùng.

"Với điều kiện và điều khoản mới Vietcombank sẽ áp dụng tới đây, ngân hàng có thể đánh mất vị trí của mình trong mắt khách hàng. Có thể có nhiều sự cố đã xảy ra nên nhà băng này buộc phải đưa ra chính sách không làm vui lòng khách hàng của họ", ông Khôi cho nói.

Theo chuyên gia bảo mật này, với những sự cố mất tiền do khách hàng vô tình bị đánh cắp thông tin, trách nhiệm đó thuộc về phía khách hàng, nhưng ngân hàng nên có chính sách hỗ trợ những người gặp phải rủi ro này.

Ông Khôi cũng chia sẻ thêm thông thường tiền bị "hack" khi thanh toán online trong vòng 59 ngày, ngân hàng vẫn có thể lấy lại được. Đây cũng là cách làm việc của các ngân hàng nước ngoài. Nếu khách báo sớm với ngân hàng, ngân hàng hỗ trợ được thì sẽ hỗ trợ. Nhưng trách nhiệm vẫn thuộc về phía khách hàng.

"Đây là bài toán của riêng Vietcombank, khách hàng nên tự học cách bảo vệ trước những rủi ro, hơn là xảy ra sự cố rồi trông chờ vào trách nhiệm từ ngân hàng", ông Khôi nói.

Một chuyên gia khác cho rằng việc yêu cầu khách hàng tuân thủ các biện pháp bảo mật thông tin là cần thiết, nhưng không ai có thể đảm bảo 100% chuyện bảo mật thông tin.

"Vietcombank có thể đưa ra khuyến cáo, cảnh báo thường xuyên cho khách hàng của mình để họ tự cảnh giác, thay vì đưa vào điều kiện, điều khoản sử dụng dịch vụ để bắt khách hàng cam kết. Bởi như vậy sẽ khiến cho khách hàng có cảm giác nhà băng đang đẩy trách nhiệm về phía mình khi xảy ra sự cố", vị này cho biết.

Tổng hợp

Tin nổi bật