Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Việt Nam sẽ là thị trường tiêu thụ xe của thế giới?

(DS&PL) -

Với tỷ lệ nội địa hóa khoảng 7-9\% đối với dòng xe cá nhân, Việt Nam có thể trở thành thị trường tiêu thụ xe của các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật....

Với tỷ lệ nội địa hóa khoảng 7-9\% đối với dòng xe cá nhân, Việt Nam có thể trở thành thị trường tiêu thụ xe của các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật...

Ông Nguyễn Mạnh Quân - Vụ trưởng Vụ công nghiệp nặng Bộ Công thương nêu quan điểm về vấn đề này bên lề hội nghị công bố “Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2035” được tổ chức vào hôm qua (26/8).

Việt Nam sẽ là thị trường tiêu thụ xe của thế giới

Cụ thể, theo ông Nguyễn Mạnh Quân tỷ lệ nội địa hóa ở ngành công nghiệp ôtô Việt Nam hiện vẫn đang ở mức tương đối thấp, chỉ từ 7\% lên 10\% đối với các loại xe con, xe cá nhân và từ 35-40\% đối với các loại xe tải nặng.

Trong khi đó, lộ trình cắt giảm thuế quan đối với mặt hàng ôtô nhập khẩu từ các quốc gia thành viên là các nước ASEAN và 3 nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản sẽ giảm rất nhanh và đến năm 2018, mức phổ biến sẽ là 5\%, chỉ nhỉnh hơn chút ít so với xe nhập khẩu từ các nước thành viên ASEAN 0\%, vì vậy Vụ trưởng Nguyễn Mạnh Quân cho rằng, với tỷ lệ nội địa hóa ở mức thấp như hiện nay Việt Nam có thể sẽ trở thành thị trường tiêu thụ xe ô tô của các doanh nghiệp nước ngoài.

Mặc dù vậy, “Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2035” vẫn được nêu ra mặc dù bài toán nhập khẩu và tự sản xuất việc nhập khẩu có lợi thế nhiều hơn nhưng vẫn phải duy trì việc sản xuất trong nước, Vụ trưởng Nguyễn Mạnh Quân thông tin.

Vụ trưởng Quân cũng cho biết, nguyên nhân khiến tỷ lệ nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô ở mức thấp là do, Việt Nam chỉ nhằm vào thị trường nội địa mà “volume” của nó quá bé.

"Một năm chúng ta sản xuất khoảng 140.000 xe, với số lượng bé như vậy nếu chúng ta không tham gia vào chuỗi sản cung ứng toàn cầu thì chúng ta không có điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ", ông Nguyễn Mạnh Quân nói.

Cũng theo Vụ trưởng Quân, hiện công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đang ở mức thấp, chính sách thuế vẫn mang tính chất bảo hộ cho doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Với các doanh nghiệp sản xuất trong nước, theo ông Nguyễn Mạnh Quân, điểm yếu lớn nhất của doanh nghiệp trong nước hiện nay thứ nhất là về công nghệ. Đa số là ở mức trung bình và lạc hậu, chuyển giao công nghệ thì thiếu kinh phí và chưa có đối tác.

"Một điểm yếu khác là các doanh nghiệp chưa ý thức được tầm quan trọng của công nghiệp hỗ trợ nên quyết tâm đầu tư cho công nghiệp hỗ trợ có hạn chế", ông Quân nói.

Khắc phục những nhược điểm tồn tại, Vụ trưởng Quân cho rằng bản chiến lược quy hoạch tới đây đưa ra một loạt chính sách ưu đãi thể hiện rất rõ trong quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt liên quan đến đảm bảo một chính sách thuế phí tương đối ổn định, minh bạch và rõ ràng. Thứ hai là sẽ phát triển đồng bộ với việc phát triển hạ tầng giao thông, có chính sách kích cầu hợp lý.

"Ngoài ra, còn có chính sách đột phá đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ để thúc đẩy và khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia mạnh hơn và sâu hơn vào công nghiệp hỗ trợ thể hiện qua Nghị định của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ mà hiện nay chúng tôi đã hoàn thành dự thảo lần thứ 5 và đang lấy ý kiện bộ nghành liên quan dự kiến trình Chính phủ phê duyệt trong năm 2014.

Trong Nghị định này sẽ quy định rất cụ thể và chi tiết về những ưu đãi, giải pháp và cơ chế chính sách đối với công nghiệp hỗ trợ bắt đầu từ khâu nghiên cứu khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ, ưu đãi về hạ tầng, về cụm Công nghiệp, khu công nghiệp, ưu đãi về tín dụng và đặc biệt là về chính sách thuế, phí", Vụ trưởng Nguyễn Mạnh Quân nói.

Bộ Công thương làm chính sách lạc hậu

Tại hội nghị công bố “Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2035” cũng có sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu ô tô trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài.

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Đại diện các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu xe ô tô chỉ thẳng, mục tiêu đề ra đối với sản lượng xe ô tô sản xuất trong nước đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 chỉ bằng 50\% của Thái Lan hiện tại là quá lạc hậu so với sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô các nước khác.

Ngoài ra, đại diện các doanh nghiệp cũng cho biết vai trò làm chính sách của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính còn hạn chế, chưa đồng bộ; Bộ Công Thương đề xuất giảm thuế, còn Bộ Tài chính nhắc đến thuế thì lắc đầu…

Cụ thể, ông Bùi Ngọc Huyên, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Xuân Kiên (Vinaxuki), cho biết sản lượng xe đặt ra trong mục tiêu vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được mong mỏi của người dân.

Ông Kiên dẫn chứng theo một khảo sát từ phía công ty, 50\% người dân ở nông thôn muốn có xe ô tô (bao gồm cả xe tải và xe hơi), 90\% người dân ở TP.HCM mong muốn sở hữu xe ô tô. “Người thành thị có thể đủ tiền để mua xe nhưng với nông thôn thì ngoài tiền gom góp thì chỉ còn cách đi vay ngân hàng. Trong khi đó giá ô tô quá đắt vì thuế quá cao”, ông Huyên nói.

Đại diện tạp chí Ô Tô - Xe Máy cũng cho rằng Bộ Công Thương đã từng đưa ra quy hoạch chiến lược phát triển ngành ô tô lần đầu nhưng kết quả đã không đạt được như mong muốn. Lần này Bộ Công Thương lại tiếp tục đưa ra quy hoạch mới nhưng xét về sản lượng mục tiêu đến năm 2030 chỉ bằng 50\% sản lượng hiện nay của Thái Lan.

“Như vậy chẳng khác nào quy hoạch của Việt Nam tụt hậu so với các nước. Vậy 15 năm sau Việt Nam đứng ở chỗ nào trong khu vực khi mà sức cạnh tranh ngày càng tăng?”, vị đại diện nói.

Tin nổi bật