Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Việt Nam có tỉ lệ "nữ quyền" cao nhất Đông Nam Á

(DS&PL) -

Với số lượng các nữ giám đốc và trưởng phòng nhiều nhất trong Đông Nam Á, Việt Nam trở thành điểm sáng cho quyền bình đẳng giới trong khu vực.

Với số lượng các nữ giám đốc và trưởng phòng nhiều nhất trong Đông Nam Á, Việt Nam trở thành điểm sáng cho quyền bình đẳng giới trong khu vực.

Theo một báo cáo gần đây của Tập đoàn Tư vấn Boston, Việt Nam có số lượng phụ nữ giữ vị trí giám đốc và điều hành doanh nghiệp cao hơn Malaysia, Indonesia và thậm chí là Singapore.

Khoảng 25% CEO hoặc thành viên hội đồng quản trị tại Việt Nam là phụ nữ. Con số này tại Malaysia là 14% và ở Singapore là 10%. Indonesia – cộng đồng Hồi giáo lớn nhất thế giới - đứng ở vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng, đạt 6%.

Bảng tỉ lệ nữ giới trong các ngành kinh tế tại 4 quốc gia Đông Nam Á - Ảnh: Bloomberg

Ông Ian Grundy – đại diện công ty tuyển dụng lớn nhất thế giới Adecco Group AG (Thụy Sỹ) cho biết: "Phụ nữ Việt Nam lãnh đạo hoặc sở hữu nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, giữ vị trí cao trong các tập đoàn lớn là một ví dụ điển hình cho vai trò và khả năng của nữ giới.

Trong một khảo sát trên 2.000 nhân viên tại mỗi quốc gia, phụ nữ Việt Nam cũng là nhóm có tham vọng được thăng tiến cao nhất. Tại Malaysia, hầu hết người tham gia phỏng vấn chỉ muốn ổn định với vị trí hiện tại.

Bảng tỉ lệ nhân viên nữ muốn thăng tiến của 3 quốc gia - Ảnh: Bloomberg

Báo cáo còn cho biết một số doanh nghiệp trong khu vực vẫn giữ những quan niệm như tuyển dụng phụ nữ sẽ tốn kém chi phí, hiệu quả công việc thấp hơn nam giới. Điều này gây ảnh hưởng đến tỉ lệ cân bằng giới tính trong giới doanh nhân và lãnh đạo doanh nghiệp.

Theo một khảo sát trên 50 công ty Việt Nam của Deloitte vào tháng 6/2017, 17,6% thành viên hội đồng quản trị là phụ nữ. Các quốc gia văn minh và phát triển như Đài Loan, Nhật Bản hay Hàn Quốc thậm chí giữ tỉ lệ thấp hơn.

Ông Grundy cho rằng chính sách của nhà nước và các doanh nghiệp tại Việt Nam đã khuyến khích sự bình đẳng giới cho quốc gia này – điều nhiều nước phát triển đang cố gắng thay đổi nhưng vẫn chưa đạt kết quả thỏa đáng: “Tại sao trong một khu vực có kinh tế phát triển chậm hơn Mỹ hay châu Âu lại dễ dàng làm được điều đó? Bởi họ có sự kết hợp giữa xã hội, chính quyền và con người”.

Thu Phương (Theo Bloomberg)

Tin nổi bật