Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Video: Tranh luận lên đỉnh điểm, giáo sĩ Ấn Độ và nữ luật sư tát nhau trên sóng truyền hình

(DS&PL) -

Một giáo giáo sĩ Hồi giáo và một nữ luật sư đã xảy ra xô xát ngay trên sóng truyền hình Ấn Độ. Nguyên nhân của vụ việc là do bất đồng quan điểm trong vấn đề ly hôn.

Tại Ấn Độ, một giáo giáo sĩ Hồi giáo và một nữ luật sư đã xảy ra xô xát ngay trên sóng truyền hình. Nguyên nhân của vụ việc là do bất đồng quan điểm trong vấn đề ly hôn.

[presscloud]3401[/presscloud]

Mới đây, một buổi tranh luận về đặc quyền ly hôn chớp nhoáng của đàn ông Hồi giáo bằng cách nói, viết, hoặc gửi tin nhắn "talaq" (ly hôn) ba lần đã diễn ra trên sóng trực tiếp của đài truyền hình Zee Hindustan.

Nữ luật sư Farah Faiz đã nói với giáo sĩ Hồi giáo Mufti Ejaz Arshad Qasmi rằng "talaq" không được công nhận như một hình thức ly hôn trong kinh Koran. Ngay lập tức, hai bên đứng lên, chỉ tay vào nhau và tranh cãi gay gắt. Bà Faiz bất ngờ tát vào mặt ông Qasmi, sau đó giáo sĩ này liên tiếp tát trả nữ luật sư. Những người khác tham gia buổi tranh luận nhanh chóng can thiệp để kéo hai người ra.

Văn phòng truyền thông của Zee Hindustan sau đó đệ đơn khiếu nại giáo sĩ Qasmi vì đã tấn công bà Faiz. Giáo sĩ bị bắt ngày 17/7 và bị giam 14 ngày.

Zee Hindustan lên án hành vi của Qasmi là một sự xúc phạm đối với phụ nữ và chỉ trích giáo sĩ này vì những bình luận công kích đối với nhà hoạt động Amber Zaidi, người đã bật khóc trong cuộc tranh luận.

Các cô dâu khoe hình xăm henna trong lễ cưới tập thể ở Ahmedabad, Ấn Độ. - Ảnh: Reuters

Từ năm 2007, Phong trào Phụ nữ Hồi giáo Ấn Độ (BMMA) bắt đầu lập danh sách những trường hợp phụ nữ trở thành nạn nhân của các vụ ly hôn tức thì và đa thê. "Chúng tôi khảo sát 4.710 phụ nữ và ghi nhận 525 người trong số này đã ly dị. Đáng chú ý, 414 trường hợp ly hôn có liên quan đến tục "talaq" - bà Zakia Soman, một trong những thành viên sáng lập tổ chức, cho biết.

Theo báo cáo của BMMA, gần 100 trường hợp phụ nữ không có nơi nào để đi sau khi bị ly hôn bằng tục "talaq". Các nhà hoạt động cũng cảnh báo công nghệ hiện đại còn giúp nam giới Hồi giáo bỏ vợ dễ dàng hơn thông qua điện thoại, thư điện tử, tin nhắn hoặc các ứng dụng như Skype, WhatsApp, Facebook...

Tục "talaq" luôn là vấn đề gây tranh cãi. Hội đồng Luật Hồi giáo cá nhân toàn Ấn Độ (AIMPLB), một trong những tổ chức phản đối lệnh cấm của tòa, lập luận "talaq" đã tồn tại hơn 1.400 năm và mặc dù bị cho là sai trái nhưng đây là vấn đề về đức tin của Hồi giáo. Tổ chức này thậm chí cho rằng nếu đàn ông không thể ly dị, họ có thể sử dụng cách giết hoặc thiêu sống vợ! Bên cạnh đó, AIMPLB quả quyết tòa án không có thẩm quyền để giải quyết vấn đề này.

Các học giả Hồi giáo cho biết Kinh Koran rõ ràng diễn giải quá trình xử lý một vụ ly hôn phải kéo dài trong 3 tháng để các cặp đôi có thời gian suy nghĩ và hòa giải. Trong khi đó, "talaq" đã tồn tại trong nhiều thập kỷ qua dù không được đề cập trong Luật Hồi giáo Sharia cũng như Kinh Koran. 

Mãi tới tháng 8/2017, Tòa án tối cao Ấn Độ đã cấm thực hiện "talaq", coi đó là sự vi phạm Điều 14 và 21 của Hiến pháp liên quan đến bình đẳng, bảo vệ cuộc sống và tự do cá nhân. Bốn tháng sau, chính phủ trình dự luật cho quốc hội, quy định bất kỳ người đàn ông Hồi giáo nào ly dị vợ bằng "talaq" sẽ bị phạt tù đến ba năm.

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Tin nổi bật