Thái giám chắc chắn đã bị phế bỏ nam căn, không thể là một người đàn ông thực thụ. Việc lấy vợ chỉ là để có người an ủi, nâng đỡ khi về già. Ngoài chuyện đó ra, còn lý do nào để thái giám cưới vợ nữa hay không?
Thái giám cưới vợ lý do đầu tiên là phục vụ cuộc sống hàng ngày. Thái giám mỗi ngày đều phải hầu hạ hoàng thượng, hoàng hậu và hàng loạt các cung tần, mỹ nữ khác. Đôi khi, vì thân thể có chỗ thiếu hụt mà bị kỳ thị, chê cười, khinh miệt.
Chính vì thế, khi được nghỉ ngơi, thái giám cũng hy vọng rằng có người bầu bạn, chăm sóc, phục vụ, để bù đắp cho thời gian bị đối xử bất công, khổ cực. Đồng thời, có vợ ở bên, thái giám cũng có thể an ủi tâm lý méo mó của mình. Tuy nhiên, thái giám lấy vợ nếu không phải thương nhau hết mực thì thực bất hạnh cho cả hai.
Thái giám cả đời cô quả trong cung cấm tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng như vậy. (Hình minh họa) |
Tiếp theo là để chứng minh địa vị của mình. Thông thường, các thái giám ở cấp cao, có địa vị, thường có cơ hội phục vụ hoàng đế trực tiếp, dễ dàng nhận được sự sủng ái, ban thưởng của hoàng thượng.
Hoàng thượng thương xót thái giám khổ cực đi theo mình, thường sẽ ban hôn cho như một loại phần thưởng cao nhất, giúp thái giám thân cận có thể cưới vợ, trải nghiệm cuộc sống gia đình. Có thể thấy, để hoàng đế ban hôn, thái giám phải có địa vị nhất định.
Lý do cuối cùng là để thỏa mãn tâm lý của thái giám. Bởi những hoạn quan, thái giám khác biệt với nam giới bình thường về mặt sinh lý, họ có sự háo hức lạ lùng hơn với cuộc sống gia đình của người bình thường.
Một số hoạn quan bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc sống hậu cung ba ngàn mỹ nữ của hoàng đế, còn hy vọng cũng sẽ có năm thê bảy thiếp để thỏa mãn bản thân. Đơn cử như trường hợp của thái giám Tiểu Đức Trương thời nhà Thanh, được hoàng đế quan tâm, Tiểu Đức Trương cưới liền một vợ và ba người thiếp, khoe khoang địa vị của mình.