Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao Mỹ không thể từ bỏ uranium của Nga?

(DS&PL) -

Các nhà khoa học Mỹ lo ngại Nga có thể cản trở hoạt động của các lò phản ứng hạt nhân ở Mỹ bằng cách ngừng cung cấp uranium.

Sự phụ thuộc vào Nga

Trở lại thời điểm Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, các chuyên gia đã dự đoán về khả năng Mỹ sẽ đóng cửa hàng loạt các nhà máy điện hạt nhân trong trường hợp có lệnh cấm vận uranium.

Tuy nhiên, đại diện các doanh nghiệp năng lượng hạt nhân của Mỹ đã yêu cầu Tổng thống Joe Biden không cấm nhập khẩu uranium của Nga để tránh làm tăng giá điện. Do đó, việc nhập khẩu uranium từ Nga đến nay vẫn chưa bị cấm, khác hoàn toàn với dầu dầu mỏ, các sản phẩm dầu, khí đốt và than đá. 

Theo TRT World, ngành năng lượng Mỹ, xét cho cùng, vẫn phụ thuộc vào các nguồn cung cấp từ Nga, Kazakhstan và Uzbekistan để đảm bảo gần một nửa nhu cầu của đất nước.

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ hiện giờ vẫn chưa chạm đến lĩnh vực nhiên liệu hạt nhân từ Nga, mặc dù Washington đang tìm cách giảm tỷ trọng nhập khẩu. 

Hồi tháng 3, ông Nima Ashkebussi, người đứng đầu Viện Năng lượng Quốc gia, từng nói: "Các công ty điện lực của Mỹ hiện đang ký hợp đồng cung cấp nhiên liệu cần thiết với một mạng lưới các công ty và quốc gia trên thế giới để giảm rủi ro về khả năng gián đoạn nguồn cung cấp". 

Vào thời điểm ấy, ông Ashkebuss đã lưu ý rằng: "Nga là một nhà cung cấp nhiên liệu hạt nhân thương mại quan trọng trên toàn cầu".

Công nhân khai thác uranium ở Nga. Ảnh: TASS

Vào ngày 8/6, Bloomberg đã đưa tin về kế hoạch của Bộ Năng lượng Mỹ nhằm phân bổ 4,3 tỷ USD để xây dựng các cơ sở làm giàu uranium của riêng họ. Theo cơ quan này, hiện tại, chỉ có một cơ sở thương mại làm giàu uranium ở Mỹ nhưng cơ sở này không thuộc quyền kiểm soát của người Mỹ mà là của tập đoàn URENCO đến từ châu Âu.

Theo đó, các chuyên gia lưu ý: "Cho đến nay, rất khó để tưởng tượng một hoặc hai nhà máy có sẵn ở Mỹ đủ khả năng bù đắp cho lượng uranium từ Nga, vốn đóng góp cho hoạt động của 1/5 ngành công nghiệp điện hạt nhân của Mỹ". 

Nguồn tin của Bloomberg nói thêm rằng Bộ Năng lượng Mỹ cũng đang lo ngại rằng cuộc xung đột giữa Nga và phương Tây có thể làm gián đoạn nguồn cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ.

Trong hơn 30 năm qua, Mỹ đã mua uranium với giá tương đối rẻ từ Nga. Cụ thể,  từ năm 1993-2013, họ đã sử dụng uranium của Nga làm nhiên liệu theo hợp đồng HEU-LEU ký với cựu lãnh đạo Nga Boris Yeltsin. 

Theo thoả thuận "có đi có lại", Liên bang Nga đã nhận được 17 tỷ USD từ Mỹ khi phá hủy 20.000 đầu đạn hạt nhân.

Loại nhiên liệu này, do công ty Châu Âu URENCO đóng gói trong các cụm lắp ráp cho các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ, đã cung cấp cho Washington một nửa trong tổng nhu cầu nhiên liệu hạt nhân.

Như được nhắc đến ở Washington, "nhờ tên lửa của Nga", mỗi bóng đèn đã có thể hoạt động trong 20 năm. Ngược lại ngành công nghiệp hạt nhân của Nga cũng tồn tại nhờ số tiền này.

Một nguồn tin của Reuter giải thích: "Ngành công nghiệp điện hạt nhân của Mỹ đang phụ thuộc vào uranium giá rẻ của Nga".

Bên cạnh đó, ông Alexei Anpilogov, chủ tịch của Groundwork Foundation, nhấn mạnh: "Nếu không có Moscow, ngành công nghiệp điện hạt nhân của Mỹ sẽ sụp đổ chỉ trong 1 đến 1,5 năm". 

Nhà phân tích chỉ rõ rằng ngày nay Mỹ có 96 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động nhưng lại không có cơ sở phân tách đồng vị của riêng mình. Ông nói: "Gần một nửa số cơ sở phân tách uranium của thế giới được đặt ở Nga. Con số này là quá nhiều với Moscow và đây là lý do tại sao một phần đáng kể của uranium trong số phục vụ cho nhu cầu của Mỹ". 

Nguy cơ từ sự phụ thuộc này

Ông Alexander Uvarov, tổng biên tập của tờ AtomInfo.ru, nhận xét những nguy cơ của sự phụ thuộc vào Nga là vốn đã được nhắc tới thường xuyên ở Mỹ, cũng như việc Mỹ mong muốn khôi phục hoạt động sản xuất uranium của chính mình trong khoảng 20 năm. Hai năm trước, Bộ Năng lượng Mỹ từng đưa ra đề xuất hạn chế nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân từ Nga.

Tuy nhiên, ông Uvarov chỉ ra: "Các công nghệ làm giàu uranium được thực hiện bằng máy ly tâm mà Nga và châu Âu có. Mỹ không thể mua công nghệ đó, vì vậy họ chỉ có thể ăn cắp nó hoặc phát triển nó từ đầu. Tất cả những gì họ có hiện nay là cơ sở vật chất trong phòng thí nghiệm thực nghiệm của Centrus. Sẽ mất ít nhất 5-10 năm để phát triển lại toàn bộ ngành công nghiệp".

Vào ngày 13/6, trong một bài đăng trên The Hill, 2 chuyên gia Matt Bowen và Paul Dubbar đến từ Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu của Đại học Columbia đã cảnh báo rằng Nga có thể đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân ở Mỹ chỉ với một quyết định.

Bài đăng nêu: "Và do năng lượng hạt nhân chiếm hơn 20% công suất phát điện ở một số vùng của đất nước, nếu việc này xảy ra, giá điện sẽ thậm chí còn cao hơn tỷ lệ lạm phát hiện nay". 

Các nhà khoa học nhấn mạnh thêm rằng nhiều lò phản ứng đang hoạt động ở Mỹ và EU hiện nay cũng do Nga sản xuất. Do đó, nếu xung đột giữa Moscow và phương Tây tiếp tục, có thể sẽ có nhiều nhà máy điện hạt nhân bị buộc phải đình chỉ hoạt động. Điều này có thể gây ra một loạt khó khăn mới.

Minh Hạnh (Theo TRT World)

Tin nổi bật