Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao đại dịch ma túy đá bùng phát khắp châu Á?

(DS&PL) -

Từ rừng rậm Myanmar đến các đường phố của Hồng Kông, cảnh sát trên khắp châu Á đang chiến đấu chống lại vấn nạn methamphetamine hay còn gọi là ma túy đá.

Từ rừng rậm Myanmar đến các đường phố của Hồng Kông, cảnh sát trên khắp châu Á đang chiến đấu chống lại vấn nạn methamphetamine hay còn gọi là ma túy đá.

Đại dịch ma túy đá bùng phát khắp châu Á. Ảnh: CNN

Nhu cầu methamphetamine dạng tinh thể (thường gọi là ma túy đá) và dạng viên Yaba (pha trộn methamphetamine với caffeine) đang tăng vọt. Việc sản xuất ma túy đá tăng với tốc độ chưa có tiền lệ và số người chết cũng vậy. Các lãnh đạo ở Bangladesh hay Philippines đang tiến hành các cuộc chiến chống ma túy đẫm máu khiến hàng ngàn người thiệt mạng.

Trên thực tế, ma túy đá không chỉ được sử dụng bởi người nghèo và những kẻ tội phạm. Theo ông Jeremy Douglas, người chịu trách nhiệm về các hoạt động của Liên Hợp Quốc về ma túy và tội phạm (UNODC) ở Đông Nam Á, ma túy đá trở thành loại thuốc phổ biến được sử dụng trên toàn khu vực, không phân biệt đẳng cấp, tuổi tác hay giới tính.

Trong sự nghiệp kéo dài 16 năm của mình, ông Douglas nói rằng bản thân chưa bao giờ chứng kiến nhu cầu ma túy đá cao như hiện nay.

Các chuyên gia cho rằng sự bùng nổ sản xuất và sử dụng ma túy đá là do sự kết hợp giữa các vấn đề địa chính trị và lợi ích của các băng nhóm buôn bán ma túy trong khu vực. Phần lớn ma túy đá được sản xuất bên trong khu vực Tam Giác Vàng - một khu vực nằm ở biên giới Thái Lan, Lào và Myanmar. Ở vùng biên giới này, việc che giấu sản xuất thuốc cấm và phân phối ra bên ngoài thuận lợi hơn rất nhiều.

Trong khi đó, những kẻ buôn ma túy khai thác những con đường mới và cơ sở hạ tầng được xây dựng, sử dụng dòng chảy người và hàng hóa bất hợp pháp để che giấu thuốc cấm. Bên cạnh đó, số tiền kiếm được từ ma túy đá có thể lên tới hàng trăm triệu USD đang được “rửa” thông qua các chương trình quốc tế phức tạp thông qua những công ty bình phong tại những nơi giám sát lỏng lẻo.

“Quy trình sản xuất và phân phối ma túy đá như một cơn bão hoàn hảo”, ông John Coyne, cựu giám đốc tình báo chiến lược của lực lượng Cảnh sát Liên bang Úc nói. "Nó đang cuốn Đông Nam Á vào đại dịch ma túy đá".

Sản xuất

Phần lớn ma túy đá bị tịch thu ở châu Á - Thái Bình Dương có xuất xứ từ miền bắc bang Shan của Myanmar, nơi có nhiều phiến quân hoạt động, tiêu biểu nhất là Hợp quân bang Wa (UWSA), nhánh vũ trang của đảng Liên hợp bang Wa (UWSP). Cả hai bên đã tiến hành một cuộc đấu tranh kéo dài 1 năm để giành quyền tự chủ cho dân tộc Wa - những người có chung ngôn ngữ cũng như quan hệ văn hóa và lịch sử với láng giềng ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Bang Shan tự hào có môi trường hấp dẫn để trồng cây thuốc phiện và luật pháp ở đây cũng lỏng lẻo. Trong nhiều năm, Tam giác Vàng đã là nơi sản xuất phần lớn heroin và thuốc phiện bất hợp pháp trên thế giới. Các nhà chức trách phương Tây từ lâu đã cáo buộc UWSA và UWSP tài trợ cho cuộc đấu tranh vũ trang chống lại chính quyền trung ương Myanmar với lợi nhuận từ sản xuất ma túy. UWSA được cho là có khoảng 30.000 chiến binh.

Bang Shan là một trong những địa điểm khó tiếp cận nhất trên thế giới. UWSA đã cấp cho các nhà báo một chuyến thăm hiếm hoi đến khu vực này vào năm 2016, trong thời gian đó họ bác bỏ cáo buộc buôn bán ma tuý. Các số liệu chính thức cho thấy UWSA không còn sản xuất heroin nữa, ít nhất là về mặt hình thức. Việc sản xuất và phân phối heroin tại Tam Giác Vàng đã suy giảm trong những năm gần đây, theo số liệu từ Liên Hợp Quốc (LHQ).

Các nhà chức trách cảnh báo rằng có khả năng là do những thế lực hùng hậu đã từ bỏ việc cung cấp heroin để chuyển sang sản phẩm mới, rẻ hơn nhưng mang về lợi nhuận lớn: ma túy đá. "Có rất nhiều bằng chứng đến từ khắp khu vực chứng minh xu hướng này", ông Douglas nói với UNODC.

Phòng thí nghiệm đơn giản để sản xuất ma túy đá. Ảnh: CNN

Ma túy đá là một loại thuốc tổng hợp. Nó được sản xuất trong một phòng thí nghiệm sử dụng hóa chất và không yêu cầu các nhà sản xuất thuốc phải trồng cây hữu cơ như trồng anh túc để tạo ra heroin. Những phòng thí nghiệm cũng có thể được ngụy trang bằng vải bạt và dễ dàng di chuyển – điều mà người ta không thể làm được khi sản xuất thuốc phiện.

Phân phối

Sau khi điều chế xong ma túy đá, bước tiếp theo là vận chuyển. Tam Giác Vàng vốn là một trong những nơi nghèo khó và kém phát triển nhất trên thế giới, nhưng điều đó đang thay đổi.

Bắc Kinh có những dự án lớn ở Myanmar, nơi họ chi hàng tỷ USD để kết nối tỉnh Vân Nam của Trung Quốc với các thành phố cảng ở Nam và Đông Nam Á. Tại Lào và Thái Lan cũng có những khoản đầu tư tương tự.

Ông John Coyne cho biết một trong những ảnh hưởng không mong muốn của những cải tiến cơ sở hạ tầng này là họ đã vô tình giúp cho những kẻ buôn bán ma túy đá dễ dàng vận chuyển sản phẩm từ sâu bên trong bang Shan đến phần còn lại của khu vực Đông Nam Á. "Những gì bạn nhận được là những dòng chảy thương mại lớn, hợp pháp từ Myanmar và Lào nhưng kẻ xấu cũng lợi dụng điều đó để giấu ma túy", ông Coyne nói.

Ma túy đá từ phía Bắc bang Shan ở cả dạng tinh thể và dạng viên đã được tìm thấy ở những đất nước rất xa xôi như Nhật Bản, New Zealand và Úc. Lượng ma túy đá kỷ lục trị giá 800 triệu USD được cho là có nguồn gốc từ bang Shan bị cảnh sát ở Tây Australia tịch thu vào tháng 12/2017. Năm nay, chính quyền đã tiến hành hàng chục vụ truy quét ma túy đá ở Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Lào, Malaysia và Indonesia.

Rửa tiền

Tất cả số lợi nhuận thu được từ hoạt động phi pháp đó phải được đưa đi đâu đó. Các nhà thực thi pháp luật nói rằng những ông trùm ma túy đang sử dụng các mạng tài chính phức tạp để che giấu tài sản của họ. Nổi bật nhất là trường hợp của Zhao Wei, một trùm cờ bạc bị Mỹ cáo buộc sử dụng sòng bạc ở Lào để rửa tiền từ hoạt động buôn bán ma túy đá.

Sòng bạc thường được chọn làm công cụ rửa tiền vì chúng liên quan đến nhiều giao dịch tiền mặt, tuy nhiên, ông Zhao còn có thêm lợi thế là ông ta đã thương lượng một hợp đồng thuê 99 năm để điều hành Đặc khu Kinh tế Tam Giác Vàng nằm dọc theo khu vực sông Mekong, với trung tâm là sòng bạc Kings Romans.

Thỏa thuận của ông Zhao cho phép doanh nghiệp của ông hoạt động theo bộ luật, quy tắc và quy định riêng. Hệ thống này được thiết kế để giúp thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào đặc khu kinh tế.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với ông Zhao và sòng bạc này từ hồi tháng 1/2018, cáo buộc ông ta sử dụng quy định lỏng lẻo để giúp tạo điều kiện "lưu trữ và phân phối heroin, ma túy đá và các chất ma tuý khác cho các mạng lưới bất hợp pháp, bao gồm quân đội Mỹ hoạt động ở Myanmar".

Về phần mình, ông Zhao đã liên tục phủ định cáo buộc của Mỹ, cho rằng đó là lời buộc tội "vô căn cứ". "Các biện pháp trừng phạt đơn phương của chính phủ Mỹ đối với các quốc gia và khu vực khác là hành vi bất hợp lý, phục vụ cho các mục đích khác. Hành vi này đã tạo ra hiểu lầm sâu sắc cho cộng đồng thế giới, gây lo ngại không cần thiết cho một số nhà đầu tư và du khách. Việc đầu tư và phát triển của Tập đoàn Kings Romans tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp và các thỏa thuận đã ký kết", Kings Romans khẳng định trong một tuyên bố.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo CNN)

Tin nổi bật