Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao cổ phiếu DAG của Công ty Nhựa Đông Á bị đưa vào diện cảnh báo?

  • Bảo An (T/H)
(DS&PL) -

Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE) đã quyết định đưa cổ phiếu DAG của Công ty cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á vào diện cảnh báo kể từ ngày 8/7.

Theo tin tức trên trang VietNamdaily, lý do cổ phiếu DAG bị đưa vào diện cảnh báo là vì doanh nghiệp chậm trễ trong việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Ngoài ra, cổ phiếu DAG cũng đã bị chuyển từ diện kiểm soát sang diện hạn chế giao dịch từ ngày 24/5 do chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 quá 45 ngày so với quy định. 

Hiện tại, cổ phiếu DAG chỉ được giao dịch vào phiên chiều mỗi ngày theo phương thức khớp lệnh tập trung và phương thức giao dịch thỏa thuận. Cổ phiếu DAG vẫn thuộc diện kiểm soát của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) do công ty tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

Vì sao cổ phiếu DAG của Công ty Nhựa Đông Á bị đưa vào diện cảnh báo? Ảnh minh họa.

Lịch sử hình thành, Tập đoàn Nhựa Đông Á (DAG), tiền thân là Công ty TNHH Thương mại Sản xuất Nhựa Đông Á được thành lập năm 2001, chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần vào năm 2006. DAG chủ yếu cung cấp các sản phẩm nhựa dùng trong công nghiệp xây dựng và quảng cáo gồm các mặt hàng sản phẩm truyền thống (tấm ốp trần, cửa nhựa và nẹp trang trí), sản phẩm cửa uPVC và thanh uPVC Profile, tấm PP công nghiệp...

Nhựa Đông Á đang trải qua giai đoạn tái cấu trúc đầy thách thức, thể hiện rõ qua kết quả kinh doanh quý 1/2024. Doanh thu chỉ đạt hơn 30 tỷ đồng, giảm 95% so với cùng kỳ năm trước và chỉ bằng khoảng 5% giai đoạn đỉnh cao năm 2022. Nguồn thu chủ yếu đến từ bộ phận thương mại (27 tỷ đồng), trong khi bộ phận sản xuất không ghi nhận bất kỳ doanh thu nào.

Mặc dù đã nỗ lực cắt giảm chi phí, đặc biệt là chi phí lãi vay từ gần 25 tỷ đồng xuống còn 1,4 tỷ đồng, DAG vẫn không tránh khỏi thua lỗ. Tổng tài sản của công ty cũng giảm 7% so với đầu năm, chỉ còn 1,7 ngàn tỷ đồng, trong đó hơn một nửa là hàng tồn kho. Đáng chú ý, khoản mục đầu tư tài chính dài hạn ghi nhận âm 139 tỷ đồng, một con số đáng lo ngại mà chưa có lời giải thích cụ thể.

Báo cáo tài chính quý I/2024 cho thấy, Nhựa Đông Á ghi nhận doanh thu thuần đạt 30 tỷ đồng, giảm 95% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế âm 15 tỷ đồng, ghi nhận chuỗi 5 quý liên tiếp báo lỗ.

Tính đến ngày 31/3, tổng tài sản của Nhựa Đông Á giảm nhẹ xuống 1.736,9 tỷ đồng. Trong đó, tiền giảm từ 2,6 tỷ đồng xuống còn 888 triệu đồng. Hàng tồn kho đi ngang, ở mức 928 tỷ đồng, theo Thời báo tài chính đưa tin.

Tin nổi bật