Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao căng thẳng Trung-Ấn đột nhiên leo thang ở thời điểm hiện tại?

(DS&PL) -

Thời gian gần đây, tình hình biên giới Ấn Độ và Trung Quốc bất ngờ leo thang, khi binh sĩ hai bên đều thiệt mạng trong các cuộc chiến đấu không súng đạn với nhau.

Thời gian gần đây, tình hình biên giới Ấn Độ và Trung Quốc bất ngờ leo thang, khi binh sĩ hai bên đều thiệt mạng trong các cuộc chiến đấu không súng đạn với nhau.

Cuộc tranh chấp kéo dài 58 năm

Tối ngày 15/6, giao tranh quyết liệt đã xảy ra giữa các nhóm binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc tại khu vực tranh chấp chủ quyền ở thung lũng Galwan, phía tây Ladakh khiến 20 quân nhân Ấn Độ thiệt mạng. Một số nguồn tin nói rằng Ấn Độ dường như có hơn 100 binh sĩ bị thương.

Về phía Trung Quốc, tới nay chưa công bố con số thương vong sau vụ xung đột, dù truyền thông Ấn Độ đưa tin khoảng 35-43 binh sĩ Trung Quốc chết hoặc bị thương nặng.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 17/6 cho biết đã cam kết cùng Ấn Độ "giải quyết khác biệt thông qua đối thoại" và "hạ nhiệt tình hình biên giới", song cũng không đề cập đến số thương vong.

Một nguồn tin thân cận với Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) cho biết với báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) rằng, Bắc Kinh “rất nhạy cảm” về thông tin thương vong trong quân đội.

Bắc Kinh cũng lo lắng về cách Washington nhìn nhận vụ việc này trước cuộc gặp quan trọng giữa Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Pompeo.

Một nguồn tin thân cận khác cũng nói rằng, Bắc Kinh đặc biệt thận trọng bởi vụ đụng độ xảy ra ở thung lũng Galwan, một trong những chiến trường chính trong chiến tranh Trung - Ấn năm 1962.

Suốt 58 năm qua, khu vực này đã chứng kiến nhiều cuộc giao tranh rời rạc, nhỏ lẻ giữa lực lượng bảo vệ biên giới 2 bên, khiến hơn 2.000 người thiệt mạng ở cả hai phía, đồng thời kéo theo những tuyên bố gay gắt từ cả Bắc Kinh cũng như New Delhi.

Trung Quốc và Ấn Độ có đường biên giới chung dài 3.862km. Cả hai bên đều cáo buộc nhau từng xâm phạm lãnh thổ.

Từ thế kỷ 19, Himalaya đã là tâm điểm của sự đối đầu chính trị, quân sự giữa Nga, Anh và Trung Quốc và cả 3 đều tuyên bố chủ quyền đối với các khu vực khác nhau trong vùng. Việc phi thực dân hóa chỉ càng đem lại sự khó hiểu và rối rắm, đặc biệt là sau khi Pakistan tách khỏi Ấn Độ.

Aksai Chin là một phần thuộc khu vực Kashmir rộng lớn hơn. Sau cuộc chiến đẫm máu giữa Pakistan và Ấn Độ năm 1947 dẫn tới việc chia tách khu vực này, biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ lại trở nên mơ hồ.

Trung-Ấn xảy ra nhiều cuộc xung đột nhỏ lẽ tại khu vực biên giới ở thung lũng Galwan trong suốt 58 năm qua. Ảnh: IE

Lý do căng thẳng leo thang vào thời điểm hiện tại

Nhiều nhà quan sát cho rằng khi xung đột leo thang ở biên giới với Ấn Độ, Trung Quốc muốn bắn tín hiệu tới các quốc gia khác rằng nước này có sức mạnh nổi trội trong khu vực, ở thời điểm Mỹ đang gặp vấn đề liên quan tới Covid-19 và biểu tình phản đối nạn phân biệt chủng tộc.

Tuy nhiên, có nhiều dẫn chứng cho thấy Trung Quốc thực chất đang đáp trả lại những bước đi của Mỹ nhằm tăng cường quan hệ và ủng hộ Ấn Độ trong năm 2019.

Harsh V. Pant, giáo sư về quan hệ quốc tế tại King’s College ở London, Anh, cũng nhận định nguyên nhân khiến căng thẳng biên giới leo tháng giữa 2 nước có thể xuất phát một phần từ động thái của Ấn Độ cuối năm 2019 hủy bỏ quy chế đặc biệt đối với Jammu và Kashmir, và việc chia tách bang cũ của Ấn Độ làm 2 vùng lãnh thổ.

Theo giáo sư Pant, quyết định của Ấn Độ gây khó khăn cho Trung Quốc. "Khu vực này kết nối Trung Quốc tới Pakistan, nơi họ có hành lang kinh tế. Họ đã lo ngại về việc Ấn Độ hủy bỏ quy chế đặc biệt cũng như Ấn Độ đang nhìn nhận Ladakh một cách chiến lược. Họ cũng lo ngại về việc xây dựng cơ sở hạ tầng", ông Pant nói.

"Trước đó, Trung Quốc thường là bên xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng giờ Ấn Độ cũng đang đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng dọc đường biên giới", ông Pant nói thêm.

Vào đầu tháng 6/2020, học giả Wang Shida viết trên trang China Economic Net của nhà nước Trung Quốc nhận định quyết định của Ấn Độ với Ladakh "đẩy Trung Quốc vào tranh chấp Kashmir" và "gây khó cho việc giải quyết vấn đề biên giới giữa Bắc Kinh và New Delhi".

Happymon Jacob, một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm chính trị quốc tế tại Đại học Jawaharlal Nehru ở Delhi cho rằng, bất cứ sự mở rộng nào của Ấn Độ cùng các động thái của New Delhi trong khu vực đều có thể đe dọa mục tiêu địa chiến lược của Trung Quốc ở Trung Á.

"Trung Quốc đã đầu tư hơn 60 tỷ USD vào hành lang kinh tế với Pakistan", ông Jacob nói, đồng thời cho biết thêm, đây là một yếu tố quan trọng trong kế hoạch phát triển và thương mại Vành đai và Con đường của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Trong năm 2019, Ấn Độ đã hoàn tất một con đường mới có thể vận hành trong mọi điều kiện thời tiết, với mục đích hỗ trợ binh sỹ dọc biên giới, cho phép họ được tiếp vận bởi tuyến đường từ Daulat Beg Oldi, sân bay cao nhất thế giới (so với mặt nước biển).

"Các tín hiệu cho thấy, sự điều động của Trung Quốc gần đây là một phản ứng đối với con đường mới (của Ấn Độ), điều mà họ coi là một sự thay đổi trong hiện trạng ở khu vực biên giới chung", Aidan Milliff, một chuyên gia về bạo lực chính trị và Nam Á tại Viện Kỹ thuật Massachusetts nói.

Dù sao, với việc Trung Quốc và Ấn Độ đang tìm cách khôi phục các thỏa thuận giảm căng thẳng, sự chú ý giờ sẽ chuyển hướng sang các nhà lãnh đạo ở New Delhi và Bác Kinh và liệu họ có thể tránh được một cuộc đụng độ nhỏ hiện nay vượt khỏi tầm kiểm soát và trở thành một cuộc xung đột khó khăn và tốn kém hay không.

Hoa Vũ (T/h)

Tin nổi bật