Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao các tuyển thủ U23 Việt Nam ít bị “chuột rút” tại giải đấu vừa qua?

(DS&PL) -

Để tránh tình trạng chuột rút khi đang thi đấu, các cầu thủ cần tuân thủ chặt chẽ chế độ dinh dưỡng do các chuyên gia đề ra. Trong đó, canxi, magie là yếu tố quan trọng.

Để tránh tình trạng chuột rút khi đang thi đấu, các cầu thủ cần tuân thủ chặt chẽ chế độ dinh dưỡng do các chuyên gia đề ra. Trong đó, canxi, magie là những yếu tố vô cùng quan trọng.

Theo An ninh thủ đô, chuột rút (chứng co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức) là điều thường xuyên xảy ra với các cầu thủ nội, vốn được đánh giá là có thể lực hạn chế. Từ trước tới nay, dù ở cấp độ CLB hay đội tuyển, mỗi khi thi đấu quá căng thẳng, việc nhiều cầu thủ nằm sân do chuột rút được coi là chuyện... rất bình thường của bóng đá Việt Nam.

Thế nhưng, ở VCK U23 châu Á, tuyệt nhiên chưa thấy ca chuột rút nào xảy ra, bất chấp các học trò của HLV Park Hang-seo vừa trải qua 3 trận đấu vô cùng căng thẳng. Đặc biệt là ở trận đấu "sinh tử" với U23 Syria vào tối 17/1.

Trong 90 phút nghẹt thở này, các học trò của ông Park đã chơi kiên cường và lăn xả, tới giọt mồ hôi cuối cùng để bảo vệ khung thành đội nhà. Đấy là còn chưa kể thời tiết ở Thường Thục (Tô Châu, Trung Quốc) lúc này đang rất lạnh.

Có thể thấy yếu tố thể lực chính là sự khác biệt lớn nhất kể từ khi HLV Park Hang-seo cầm quân. Các cầu thủ đều khỏe lên trông thấy và hoàn toàn có thể tranh chấp một cách sòng phẳng hơn trước những đối thủ to cao và sức khỏe vượt trội đến từ Hàn Quốc, Australia và Syria.

Lý giải cho vấn đề này, trên trang Tổ quốc, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: “Năm nay, chúng ta thấy các cầu thủ ít có chuyện chuột rút, vấn đề chế độ ăn đủ canxi, đủ magie rất quan trọng.”

“Chính tôi là người viết tư vấn cho câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai và Liên đoàn bóng đá Việt Nam để đảm bảo ít nhất 1000mg canxi/ngày thì khi hoạt động như vậy cơ bắp sẽ ít bị chuột rút. PGS.TS Lâm cho hay.

Để cầu thủ có thể phục hồi sức khỏe sau những trận đấu dài ngày, PGS.TS Lâm cho rằng, cần một chế độ ăn lành mạnh và đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng ở thời gian nghỉ ngơi. Cầu thủ cần bổ sung nhiều đạm để hồi phục cơ bắp, đủ năng lượng duy trì sức khỏe và các vitamin, khoáng chất trong đó canxi, magie, sắt, kẽm theo nhu cầu khuyến nghị.

Cùng với đó, bổ sung đủ magie, canxi sẽ giúp nhịp tim cầu thủ được hồi phục tốt khi gắng sức. Cầu thủ có các vấn đề về thiếu máu, nếu thiếu sẽ ảnh hưởng không chạy được những đường bóng dài, tốc độ cao nền cần chú ý bổ sung đủ sắt.

Thông tin thêm trên Vietnamnet, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, để có thể lực tốt, các tuyển thủ U23 Việt Nam cần thực đơn khoảng 4.000 kcal/ngày, trong khi mức bình quân ở nam giới chỉ khoảng 2.700 kcal.

TS Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, có 3 chất sinh nhiệt cho cơ thể là protein, gluxit và lipid. Trong đó 1g protein = 4,1 kcal = 1g gluxit, 1g lipid = 9 kcal.

Theo nguyên lý này, để nạp đủ 4.000 kcal cần ăn nhiều lipid. Tuy nhiên để đảm bảo sức khoẻ, cần phải ăn đủ cả 3 thành phần nói trên.

“Điều đặc biệt, gluxit sản sinh năng lượng nhanh hơn, do đó phải ăn nhiều tinh bột trước tiên. Nhưng sinh nhanh cũng sẽ mất nhanh. Trong trận đấu kéo dài, cần thêm nhiều năng lượng dự trữ, khi đó năng lượng từ lipid sẽ phát huy tác dụng để các cầu thủ tiếp tục có sức khoẻ chạy trên sân”, TS Từ Ngữ phân tích.

Nhưng để có cơ bắp chắc, không bị chuột rút phải ăn nhiều protein. Và để giúp 3 thành phần trên chuyển hoá tốt hơn đòi hỏi phải có vitamin và khoáng chất. Trong đó quan trọng nhất là canxi, thứ 2 là kẽm, thứ 3 là phốt pho (có nhiều trong mầm lúa mì, trứng, sữa chua, các loại đậu...) và vitamin C, B1.

BS Nguyễn Trọng Hiền, Trưởng phòng y tế, TT Huấn luyện Thể thao Quốc gia cho biết thêm, ở mỗi vị trí trên sân, các cầu thủ sẽ cần lượng kcal khác nhau, do đó các bác sĩ sẽ xây dựng chế độ ăn cho từng người để phù hợp.

Trong thành phần bữa ăn, BS Hiền cho biết, tinh bột sẽ chiếm 60-70%, chủ yếu là hạt ngũ cốc, gạo, khoai tây...

Protein và lipid từ các loại thịt; vitamin và khoáng chất từ rau, hoa quả tươi và có thể phải uống bổ sung thêm.

Mỹ An (T/h)

Tin nổi bật