Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tò mò trước chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt của U23 Việt Nam

(DS&PL) -

Khi U23 lập thành tích lịch sử giành tấm vé vào chung kết, nhiều người đã tò mò trước chế độ dinh dưỡng của các tuyển thủ nghiêm ngặt ra sao để có được sức lực dẻo dai.

Khi U23 lập thành tích lịch sử giành tấm vé vào chung kết, nhiều người đã tò mò trước chế độ dinh dưỡng của các tuyển thủ nghiêm ngặt ra sao để có được sức lực dẻo dai như vậy.

Chiến thắng của U23 vừa qua đã khiến cả nước sục sôi, và ai cũng tin chắc rằng U23 Việt Nam sẽ vô địch ở trận đấu tiếp theo cũng là trận chung kết.

Để có được những thành công như vậy, ngoài việc tập luyện chăm chỉ, kỹ thuật chơi bóng tốt, sự kỷ cương, các cầu thủ còn cần phải đảm bảo một chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt, khoa học.

Chia sẻ về chế độ dinh dưỡng của các tuyển thủ bóng đá, các chuyên gia dinh dưỡng cho hay:

Bác sĩ Nguyễn Trọng Hiền Trưởng phòng y tế, Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia cho biết, các cầu thủ sẽ được đảm bảo một chế độ dinh dưỡng hợp lý và cung cấp năng lượng đầy đủ.

Để đảm bảo có thể lực thì bữa ăn của các cầu thủ sẽ có khoảng 60-70%. Các tinh bột thường ăn được chế biến thành các món khoai tây, bánh mì, ngũ cốc, gạo, mì ống.

Protein là thành phần chủ yếu tăng cường cơ bắp và sự dẻo dai của cơ thể. Vì thế, dưỡng chất này là tất yếu cho tất cả các cầu thủ và cũng được bổ sung trong bữa ăn.

U23 Việt Nam luôn tràn đầy sức sống.

Cụ thể:

Tinh bột phải đảm bảo từ 60-70%

Tinh bột là nguồn năng lượng chủ yếu cho các cầu thủ (chiếm 60-70%) để đảm bảo thể lực nên cần phải có dưỡng chất này trong khẩu phần ăn hằng ngày. Các loại thực phẩm chứa tinh bột mà cầu thủ thường ăn đó là khoai tây, bánh mì, hạt ngũ cốc, gạo, mì ống…

Đủ protein

Chất đạm (protein) giúp tăng sức mạnh cơ bắp cũng như sự dẻo dai của cơ thể. Do đó, nếu muốn giữ phong độ trên sân bóng thì trong chế độ ăn uống của các cầu thủ cần có protein.

Canxi

Các cầu thủ cần canxi – một dưỡng chất cần thiết cho hệ xương vì tỷ lệ chấn thương thường tương đối cao. Cầu thủ bổ sung canxi qua các thực phẩm như sữa ít béo, sữa chua, phô mai, đậu hũ, thịt gà, cá…

Vitamin và khoáng chất

Ở Việt Nam, các cầu thủ thường thiếu vitamin do ăn không đủ. Vì vậy, họ phải bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng cho cơ thể; Tăng cường rau củ, trái cây tươi là không thể thiếu trong khẩu phần ăn hằng ngày.

Ngoài ra, vận động viên còn cần bổ sung vitamin A qua khoai lang, cà rốt, xoài, cải xoăn cùng vitamin C trong kiwi, đu đủ, dâu tây… để đảm bảo thể lực cũng như sức khỏe luôn trong tình trạng tốt.

Nước uống

Những cầu thủ thường xuyên luyện tập hay thi đấu thường đổ rất nhiều mồ hôi do hoạt động thể lực trên sân. Do đó, các cầu thủ được bổ sung lại lượng nước cần thiết cho cơ thể để tránh tình trạng mất nước. Bác sĩ phải dựa vào tỉ lệ cân nặng để tính lượng mồ hôi mất đi của từng cầu thủ để bổ sung cho phù hợp.

Nói thêm về chế độ dinh dưỡng cho các cầu thủ bóng đá nói chung theo từng lứa tuổi, theo PGS. TS. BS dinh dưỡng Nguyễn Thị Lâm, Nguyên phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, với chế độ luyện tập của các cầu thủ có những nguyên tắc nhất định.

“Nhờ chế độ dinh dưỡng hợp lý, các cầu thủ cải thiện đáng kể thể trạng. Dinh dưỡng giúp tăng hiệu quả trong luyện tập thi đấu, tăng cường độ nhanh, mạnh, sự dẻo dai, tâm lý vững vàng, phán đoán chính xác, giúp hồi phục tốt sau tập luyện, thi đấu, giảm chấn thương, ổn định phong độ”, PGS Nguyễn Thị Lâm nói.

Theo đó, thực đơn chi tiết cho từng bữa ăn được thiết kế riêng, dựa trên nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng theo lứa tuổi.

Đối với những cầu thủ trên 17 tuổi, năng lượng cần thiết mỗi ngày là 4.000-4.500 kcal, gấp đôi người trưởng thành. Năng lượng sẽ phân bổ 1.000 kcal cho bữa sáng, 2.000 kcal trong bữa trưa, 1.500kcal với bữa tối.

Dinh dưỡng hằng ngày phải đảm bảo đủ 5 nhóm thực phẩm dưới đây:

- Protein (đạm): Chiếm 15% năng lượng khẩu phần, gồm 150-200g thịt bò, 150-200g thịt heo hoặc gà, 200g cá hay hải sản khác và 100g đậu phụ.

- Lipid (béo): Chiếm 20% năng lượng khẩu phần, đến từ mỡ động vật, dầu thực vật, bơ lạt...

- Glucid (bột đường): Chiếm 65% năng lượng khẩu phần, kết hợp gạo, mì, bánh mì, ngô, khoai...

- Rau củ: Gồm 400g rau củ và 200-300g quả chín.

- Sữa và chế phẩm từ sữa: Tương đương 1.000ml sữa.

Nếu vận động viên đủ năng lượng sẽ giúp xây dựng cơ thể, cấu trúc cơ xương tốt... Năng lượng cho vận động viên bóng đá bằng năng lượng của người bình thường theo độ tuổi, giới tính, mức độ hoạt động cộng thêm năng lượng cho luyện tập và thi đấu.

Theo nguyên tắc, 1 giờ đá bóng ước tính tiêu hao từ 416 – 678Kcal. Số bữa ăn trong ngày: 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ. Năng lượng phân bố như sau: bữa sáng 20-25%, trưa: 30-35%, chiều: 25-30%, bữa phụ: 10%.

Mỹ An (T/h)

Tin nổi bật