Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Venezuela phát hành tiền số quốc gia trong bối cảnh lạm phát tăng cao

(DS&PL) -

Mục tiêu ra đời của đồng Petro là tăng vốn đầu tư nước ngoài để giải quyết vô số tình trạng cấp bách trong nước như lạm phát gia tăng, thiếu thuốc và lương thực...

Mục tiêu ra đời của đồng Petro là tăng vốn đầu tư nước ngoài để giải quyết vô số tình trạng cấp bách trong nước như lạm phát gia tăng, thiếu thuốc và lương thực, cạn kiệt ngân khố, các khoản nợ hàng tỷ USD của Venezuela.

Hôm 20/2, chính phủ Venezuela tung ra chương trình “trước bán hàng” cho đồng “Petro”, loại tiền mã hóa được hậu thuẫn bởi trữ lượng dầu của nước này. Venezuela gọi Petro là đồng tiền ảo đầu tiên trên thế giới do một nhà nước phát hành.

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro lần đầu tiên phát hành Petro vào tháng 12/2017, mong muốn cung cấp khoảng 100 triệu token, trị giá 6 triệu USD. Trong lần mở bán này, Venezuela sẽ cung cấp 82,4 triệu đồng Petro.

Nền kinh tế đang rơi vào tình trạng túng quẫn khiến Venezuela đặt niềm tin vào tiền mã hóa. Ảnh minh họa

Loại tiền ảo mới được tung ra với bảo chứng bằng dầu mỏ. Cụ thể mỗi đồng Petro Coin sẽ tương đương với một thùng dầu của Venezuela. Tương tự Bitcoin, Petro Coin cũng được tung ra hoàn toàn ẩn danh, dựa trên công nghệ blockchain vì vậy sẽ không ai biết được chủ thật sự của những đồng tiền dầu mỏ này là ai.

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tuyên bố: "Việc ra đời đồng Petro sẽ là một thành công chung cho phúc lợi của Venezuela".

Ông Maduro nói rằng đồng tiền ảo được bảo chứng bằng dầu của mình đang được nhiều nhà đầu tư quốc tế từ Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ quan tâm.

Mặc dù giá trị của Petro gắn liền với dầu thô nhưng nó không thể chuyển thành quyền sở hữu bất cứ tài sản cụ thể nào. Chính phủ nước này nói với công dân rằng họ có thể dùng Petro để trả thuế, phí, đóng góp vào dịch vụ công ích quốc gia. Tuy nhiên, không gì đảm bảo Petro được chấp nhận trên thị trường tiền mã hóa hoặc dịch vụ tài chính khác.

Được biết, dù là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới nhưng Venezuela lại đang rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng khi giá đầu hồi năm 2014 đột nhiên xuống thấp. Năm ngoái chính phủ Venezuela suýt nữa đã phải tuyên bố phá sản vì không có khả năng trả nợ công, nhưng may mắn đã được hai chủ nợ lớn là Trung Quốc và Nga giãn nợ.

Vũ Đậu (T/h) 

Tin nổi bật