Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mỹ tính phương án cấm nhập khẩu dầu thô từ Venezuela

(DS&PL) -

“Rõ ràng là việc cấm vận dầu thô, hoặc cấm bán dầu Venezuela đến Mỹ là chuyện chúng tôi đang cân nhắc” – Ngoại trưởng Mỹ Tillerson cho hay.

“Rõ ràng là việc cấm vận dầu thô, hoặc cấm bán dầu Venezuela đến Mỹ là chuyện chúng tôi đang cân nhắc” – Ngoại trưởng Mỹ Tillerson cho hay.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho biết, Mỹ đang thảo luận về cách gây áp lực Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro để ông này khôi phục lại hiến pháp, tổ chức các cuộc bầu cử tự do, công bằng.

“Rõ ràng là việc cấm vận dầu thô, hoặc cấm bán dầu Venezuela đến Mỹ là chuyện chúng tôi đang cân nhắc”, ông Tillerson cho hay.

Việc cấm xuất khẩu dầu thô hoặc các sản phẩm dầu tinh chế sang Venezuela là hai vấn đề được xem xét. Trong đó, cấm vận dầu thô là một trong số ít các lựa chọn mà Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể thực hiện để thực sự làm ônd Maduro tổn thương. Sản lượng dầu Venezuela giảm mạnh từ năm 2014, song nước này vẫn bơm 1,7 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 12/2017.

Ông Rex Tillerson. Ảnh: AFP

Trước đó, các chuyên gia nhận định, nếu Mỹ định trừng phạt Venezuela bằng cách cấm nhập khẩu dầu thô từ quốc gia Nam Mỹ này, hoạt động của các nhà máy lọc dầu ven Vịnh Mexico của Mỹ có thể bị gián đoạn.

Được biết, Venezuela là quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn thứ 3 vào Mỹ, sau Canada và Arập Xêút, mặc dù thị phần của họ tại thị trường Mỹ vào năm ngoái đã giảm 6%, trong khi thị phần của Canada tăng 11,4%. 

Các nhà máy lọc dầu ven Vịnh Mexico của Mỹ năm ngoái đã nhập khẩu thêm nhiều dầu thô từ Venezuela hơn bất kỳ nhà máy lọc dầu nào khác trên đất Mỹ.

Bên cạnh tác động trực tiếp đến nước Mỹ, lệnh cấm nhập khẩu dầu thô từ Venezuela có thể sẽ có tác động lan tỏa đến các thành viên khác của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Bởi một khi Venezuela bị hạn chế, hay thậm chí là không thể xuất khẩu dầu thô do lệnh cấm của Mỹ, thì có thể các thành viên khác trong OPEC sẽ tranh thủ cơ hội này mà bơm dầu nhiều hơn ra thị trường. Khi đó, thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC sẽ có nguy cơ bị phá vỡ.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật