Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vẫn lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội vào cuối năm

(DS&PL) -

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu: Cuối năm 2014, việc lấy phiếu tín nhiệm theo Nghị quyết 35 vẫn diễn ra.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu: Cuối năm 2014, việc lấy phiếu tín nhiệm theo Nghị quyết 35 vẫn diễn ra.

“Mặc dù Nghị quyết 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn đang được sửa, bổ sung và chưa được Quốc hội kỳ họp thứ 7 khóa XIII thông qua, nhưng cuối năm 2014 việc lấy phiếu tín nhiệm theo Nghị quyết này vẫn diễn ra” - Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khẳng định với báo chí bên hàng lang Quốc hội chiều 23/6.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khẳng định việc lấy phiếu tín nhiệm theo Nghị quyết 35 vẫn diễn ra.

Thưa ông, tại kỳ họp này, Nghị quyết 35 sẽ không được Quốc hội thông qua. Vậy, ông có thể giải thích để cử tri rõ vấn đề này?

Sáng 23/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có báo cáo gửi cho các vị ĐBQH có nêu Quốc hội đã thảo luận rất kỹ về dự thảo Nghị quyết 35. Đây là một Nghị quyết rất quan trọng. Lần đầu tiên chúng ta tổ chức thực hiện Nghị quyết được cử tri đồng tình và hoan nghênh việc lấy phiếu tín nhiệm, coi đây là một hình thức giám sát rất quan trọng ở Quốc hội và cơ quan dân cử đối với những người do Quốc hội và Hội đồng nhân dân bầu phê chuẩn. Tuy nhiên đây là lần đầu thực hiện nên còn những bất cập và hạn chế vướng mắc nên Quốc hội quyết định cần sơ kết để sửa đổi, bổ sung.

Lần này, Đại biểu Quốc hội thấy cần có thêm thời gian để nghiên cứu kỹ hơn để sửa đổi đảm bảo chất lượng tốt hơn, tạo ra sự đồng thuận cao hơn trong cử tri và cả ĐBQH. Chính vì thế Quốc hội quyết định lùi chưa thông qua Nghị quyết 35 sửa đổi tại kỳ họp thứ 7 để sang kỳ họp sau.

Cụ thể,  những ý kiến khác nhau của đại biểu liên quan đến sửa đổi Nghị quyết 35 là gì, thưa ông?

Tại kỳ họp này có rất nhiều ý kiến ĐB khác nhau về nội dung, ví dụ như đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, nhiều ĐB và cử tri đề nghị mở rộng thêm đối tượng là giám đốc sở và các trưởng phòng của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và chức danh đầu ngành khác, đấy cũng là vấn đề khác biệt.

Hay về hình thức lấy phiếu, thời điểm, thời gian lấy phiếu, cũng như quy trình xử lý hệ quả của việc lấy phiếu cũng có những ý kiến khác nhau. Chính vì thế Đại biểu Quốc hội đồng ý với Ủy ban Thường vụ Quốc hội là lùi thời hạn việc thông qua Nghị quyết 35 để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện đảm bảo chất lượng tạo ra sự đồng thuận cao hơn. Quốc hội cũng giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan lấy ý kiến của cử tri, lấy thêm ý kiến của Đại biểu Quốc hội Hội đồng nhân dân để hoàn thiện dự thảo của Nghị quyết 35.

Vậy việc sửa đổi Nghị quyết 35 sẽ theo hướng nào, thưa ông?

Ủy ban Thường vụ Quốc và Đại biểu Quốc hội đều nhất trí 3 nội dung quan trọng: Thứ nhất, phải xác định tiếp tục chủ trương lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội và Hội đồng nhân dân; thứ hai, cuối năm nay vẫn tiếp tục lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh do Quốc hội và Hội đồng nhân dân bầu và phê chuẩn; thứ ba là đồng ý chuyển sang kỳ họp sau để làm cho tốt hơn.

Nghị quyết 35 sửa đổi chưa được Quốc hội thông qua thì việc lấy phiếu tín nhiệm cuối năm 2014 sẽ theo quy định nào thưa ông?

Vẫn lấy phiếu theo Nghị quyết 35 hiện nay, bởi nếu có sửa đổi Nghị quyết 35 và thông qua tại kỳ họp Quốc hội thứ 8 khóa XIII thì cũng chưa kịp. Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì mọi văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực từ ngày công bố nhưng phải đăng công báo rồi có hiệu lực 45 ngày từ ngày Quốc hội thông qua, chính vì thế việc lấy phiếu tín nhiệm vẫn phải làm theo Nghị quyết 35.

Nhưng nếu vẫn làm theo Nghị quyết 35 thì liệu có bất cập gì không thưa ông?

Không có bất cập gì cả, cái này đã được Quốc hội biểu quyết thông qua ngay từ đầu kỳ họp.

Xin cảm ơn ông!

Tin nổi bật