Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vai trò của Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Hiện vẫn chưa rõ cuộc khủng hoảng có kết cục ra sao, nhưng có một điều rõ ràng là người Nga đã biết chắc hậu quả địa chính trị của nó.

(ĐSPL) - Hiện vẫn chưa rõ cuộc khủng hoảng có kết cục ra sao, nhưng có một điều rõ ràng là người Nga đã biết chắc hậu quả địa chính trị của nó.
Theo nhà phân tích Wojciech Konończuk - học giả cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu phương Đông (OSW) của Ba Lan và là học giả thỉnh giảng tại Trung tâm Woodrow Wilson ở thủ đô Washington, tiến trình chính trị Ukraine luôn luôn chịu ảnh hưởng của mối quan hệ với Nga.

Vai trò của Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Trong ảnh: Tổng thống Nga Putin (trái) hội đàm với Tổng thống Ukraine V. Yanukovich.

Tuy nhiên, trong cuộc khủng hoảng hiện nay, người Nga "thầm lặng" hơn nhiều so với Liên minh Châu Âu (EU) và Mỹ. Nhưng điều này không có nghĩa là Nga đã chọn cách tiếp cận "khoanh tay đứng nhìn". Ngược lại, cuộc khủng hoảng Ukraine là mối quan tâm hàng đầu của chính sách đối ngoại Nga. Người Nga chỉ đơn giản hành động ở hậu trường và đang sử dụng các công cụ mà phương Tây không hề có ở Ukraine.
Mục tiêu chính của Nga là ngăn chặn phe đối lập Ukraine lên nắm quyền trên phạm vi toàn quốc. Nga có thể chấp nhận bất kỳ chính phủ Ukraine nào, miễn là chính phủ này không thay đổi triệt để hệ thống hiện hành, không hiện đại hóa theo tiêu chuẩn châu Âu và không theo đuổi  chính sách đối ngoại thân phương Tây. Do đó, Moscow tiếp tục hỗ trợ Viktor Yanukovich, mặc dù biết rằng ông này không phải là một tổng thống Ukraina lý tưởng.
Hơn nữa, kết quả của cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ ảnh hưởng đến vị thế của Nga ở  Đông Âu  thời "hậu Xô viết". Có vẻ như, Điện Kremlin đã cảm nhận được cuộc nổi dậy mới ở Ukraine sẽ  có tác động rất lớn về địa chính trị. Tiềm năng đó đủ để Moscow không chỉ xem tình hình ở Ukraine là một ưu tiên chính sách đối ngoại, mà còn là một phần của chính sách đối nội của Nga.
Nga đang chuẩn bị sử dụng nhiều đòn bẩy mạnh mẽ về chính trị, kinh tế, quyền lực mềm và các công cụ khác. EU và Mỹ không thể so bì vì cả hai đang hành động theo những quy định rất khác nhau và thiếu các đòn bẩy tương tự.
Trong những tuần gần đây, Nga cũng đang khai thác tình cảm ly khai ở Crimea, nơi đang có một cộng đồng người Nga đông đảo. Tuy nhiên, Điện Kremlin sẽ rất thận trọng chơi quân bài ly khai này và chỉ nhằm mục đích gây áp lực đối với chính phủ Ukraine, vì Moscow không muốn mất ảnh hưởng đối với cả đất nước Ukraine.
Mục tiêu tối thiểu của Moscow là Ukraine trở lại với chế độ nghị viện-tổng thống từ hệ thống tổng thống hiện tại và mục tiêu tối đa là biến Ukraine thành một nhà nước liên bang. Cả hai mục tiêu này đều mang lại thêm cho Nga một số đòn bẩy chính trị-kinh tế.
Phe đối lập hỗ trợ sửa đổi hiến pháp hiện hành vì nó sẽ hạn chế các đặc quyền tổng thống quá mức. Chỉ có điều, hệ thống nghị viện-tổng thống không phải là một giải pháp hữu hiệu cho cuộc khủng hoảng Ukraine, mà chỉ là một công thức cho tranh chấp chính trị lâu dài trong tương lai.
Mục tiêu khác rất quan trọng là biến Ukraine thành nhà nước liên bang. Điều này đã được nhóm nghị sĩ quốc hội của Đảng Các khu vực cầm quyền và của Đảng Cộng sản Ukraine. Qui chế liên bang sẽ cung cấp cho một số khu vực thân Nga ở Ukraine quyền phủ quyết vấn đề hội nhập với Châu Âu.
Thật khó dự đoán những gì sẽ nổi lên từ cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở  Ukraine. Nhưng điều quan trọng nhất đối với phương Tây là nhận thức được rằng bất kể cuộc khủng hoảng Ukraine có kết cục như thế nào, nó đều có tác động lớn đến tình hình chung ở Đông Âu thời "hậu Xô viết" và đến các tiến trình chính trị ở nước Nga.
Minh Đức (theo National Interest)

Tin nổi bật