(ĐSPL) – Ứng viên Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã bày tỏ sự phản đối triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).
Ứng viên Tổng thống nổi trội nhất của Hàn Quốc bày tỏ sự phản đối với việc triển khai THAAD trong giai đoạn nhạy cảm này. Ảnh: Reuters |
Ông Moon Jae-in, 63 tuổi, cựu lãnh đảo Đảng Dân chủ, người đã thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2013 trước bà Park Geun-hye chỉ với 3 điểm phần trăm cách biệt đang được ủng hộ nhiều nhất để trở thành Tổng thống tiếp theo. Ông Moon khẳng định sẽ tham gia chiến dịch tranh cử dự kiến diễn ra vào cuối năm 2017, cũng có thể sớm hơn nếu Tòa án Hiến pháp luận tội Tổng thống đương nhiệm.
Hàn Quốc và Mỹ đã đồng ý triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) để bảo vệ đất nước khỏi mối đe dọa hạt nhân từ phía Triều Tiên. THAAD dự kiến hoàn thành lắp đặt vào cuối năm 2017.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã kịch liệt phản đối việc triển khai hệ thống ở Hàn Quốc, vì lo ngại radar của nó sẽ có thể xâm nhập vào lãnh thổ của mình. Nga sau đó cũng lên tiếng phản đối.
Hệ thống phòng thủ tên lửa cũng vấp phải sự phản đối phe đối lập cũng như dân cư ở khu vực nơi được lựa chọn để lắjp đắt.
Tổng thống đương nhiệm Park Geun-hye đã bị xác nhận liên quan đến bê bối tham nhũng. Cuối tuần trước, Quốc hội Hàn Quốc đã tiến hành bỏ phiếu luận tội Tổng thống. Cho đến hiện tại, tương lai của bà Park rất bấp bênh và rất có thể bà sẽ không thể suôn sẻ kết thục nhiệm kỳ của mình. Phía Mỹ đã bắt đầu lo ngại rằng biến động chính trị có thể gây ảnh hưởng đến việc triển khai THAAD.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Seoul gần đây, ông Moon cho rằng: "Không thích hợp cho quá trình triển khai THAAD trong hoàn cảnh chính trị hiện nay".
Các chỉ huy của Lực lượng Hoa Kỳ tại Hàn Quốc cho biết pin của THAAD sẽ được triển khai tới Hàn Quốc trong vòng 8 - 10 tháng tới. Tuy vậy, tương lai của sẽ THAAD được đặt vào tay của tân Tổng thống.
Ông Moon thậm chí đã dự đoán rằng nhiều khả năng một cuộc đàm phán lại thỏa thuận triển khai hệ thống sẽ diễn ra, nhằm bảo vệ quan hệ với Mỹ. Ông nói rằng nếu đắc cử, ông sẽ làm việc để duy trì mối quan hệ chặt chẽ với đồng minh lâu năm, quốc gia đang có 28.500 quân đóng tại Hàn Quốc.
Moon Jae-in đi đầu trong cuộc bình chọn các ứng viên Tổng thống với 24%, so với 19,5% ủng hộ cựu Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon, người được cho là sẽ bước vào cuộc đua mặc dù ông vẫn chưa xác nhận.
Ông Moon là một người có tư tưởng tự do, phóng khoáng đã chỉ trích chính sách bảo thủ của bà Park trong giải quyết vấn đề Triều Tiên.
Điều 67, Hiến pháp Hàn Quốc (1) Tổng thống được bầu phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín bởi nhân dân. (2) Trong trường hợp có hơn hai người nhận được số phiếu lớn nhất như nhau trong một cuộc bầu cử như nêu tại khoản (1), người nhận được số phiếu lớn hơn tại một phiên họp công khai của Quốc hội có sự tham gia bởi đa số của tổng số đại biểu Quốc hội sẽ trúng cử. (3) Nếu chỉ có một ứng cử viên tổng thống, người này sẽ không được bầu làm Tổng thống trừ khi nhận được tối thiểu là 1/3 số phiếu của tất cả các cử tri có đủ điều kiện bầu cử. (4) Các công dân đủ điều kiện bầu cử Quốc hội và đã đủ hoặc trên 40 tuổi vào ngày bầu cử tổng thống, có thể được bầu làm tổng thống. (5) Các vấn đề liên quan đến bầu cử tổng thống do luật quy định. Điều 74, Hiến pháp Hàn Quốc (1) Tổng thống là Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang theo các điều kiện quy định bởi Hiến pháp và luật. (2) Việc hình thành và tổ chức các lực lượng vũ trang được quy định bởi pháp luật. Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được dịch từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo. Link nguồn: http://www.ilo.org |
(Theo Reuters)